Thị trường lúa gạo trong nước diễn biến trái chiều
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, thị trường lúa gạo tại khu vực ĐBSCL diễn biến trái chiều trong tháng 10/2016. Nhu cầu tiêu thụ nhìn chung vẫn thấp, chỉ mới cải thiện do Trung Quốc bắt đầu mua gạo trở lại theo con đường tiểu ngạch trong mấy ngày qua.
Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, diễn biến giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL như sau: Tại An Giang, lúa tươi IR50404 tăng 200 đ/kg, từ 4.200 đ/kg lên 4.400 đ/kg; lúa chất lượng cao OM 1490, 2514 tăng 100 đ/kg, từ 4.600 đ/kg lên 4.700 đ/kg.
Tại Bạc Liêu, lúa Thu Đông (giống ngắn ngày) ổn định ở mức 4.200 – 4.300 đ/kg; lúa chất lượng cao OM 5451, OM 6976 ở mức 4.000 – 4.200 đ/kg; giá thu mua lúa mới của công ty Lương thực Bạc Liêu tăng 200 đ/kg, chủng loại OM 5451 từ 5.200 đ/kg lên 5.500 đ/kg (lúa khô); Chủng loại OM 4900 từ 5.400 đ/kg lên 5.600 đ/kg (lúa khô).
Trong khi đó, tại Kiên Giang, lúa tẻ thường lại giảm 200 đ/kg, từ 5.100 đ/kg xuống còn 4.900 đ/kg; lúa dài từ 5.500 đ/kg xuống còn 5.300 đ/kg. Tại Vĩnh Long, lúa khô IR50404 ổn định ở mức 5.000 đ/kg.
Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các doanh nghiệp Philip-pin đã được Cơ quan Lương thực nước này cho phép nhập khẩu 293.100 tấn gạo từ Việt Nam để đảm bảo nhu cầu lương thực cho mùa giáp hạt năm 2017. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước thúc đẩy tình hình tiêu thụ lúa gạo đang khó khăn hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng