Thị trường sắt thép nhập nhiều hơn xuất
Theo Bộ Công thương, 4 tháng đầu năm 2015, trong khi kim ngạch nhập khẩu sắt thép tăng tới hơn 30%, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta lại giảm hơn 14%.
Từ đầu năm 2015 đến nay, xuất khẩu sắt thép và sản phẩm từ sắt thép liên tục giảm, trong khi nhập khẩu các loại sắt thép và sản phẩm từ sắt thép lại tăng mạnh. Cuộc cạnh tranh giành thị trường giữa sắt thép nội và ngoại đang diễn ra khá gay gắt.
4 tháng đầu năm, trong khi kim ngạch nhập khẩu sắt thép tăng tới hơn 30%, đặc biệt giá trị kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm từ sắt thép tăng hơn 63% thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại giảm hơn 14%.
Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại Bộ Công Thương (VITIC), trong 4 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu gần 4 triệu tấn sắt thép các loại, với trị giá 2,3 tỉ USD, tăng 30,14% về lượng và tăng 11,16% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, nước ta nhập khẩu sắt thép chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, đạt 2,3 triệu tấn với kim ngạch 1,2 tỉ USD, tăng 79,63% về lượng và tăng 45,14% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 57,9% về lượng và chiếm 53,2% về trị giá trong tổng số.
Đứng thứ hai là Nhật Bản, với 735.000 tấn, kim ngạch đạt 407 triệu USD, tăng 2,71% về lượng, nhưng giảm 11,07% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài 2 thị trường trên, Việt Nam còn nhập khẩu sắt thép các loại từ các thị trường khác như Hàn Quốc (520.000 tấn), Đài Loan (270.000 tấn), Ấn Độ (51.000 tấn), Australia (40.000 tấn)…
Đáng chú ý, trong 4 tháng đầu năm 2015, một số thị trường nhập khẩu sắt thép có mức tăng trưởng vượt bậc về lượng. Đứng đầu là Thổ Nhĩ Kỳ với 766 tấn, kim ngạch 687.000 USD, tăng 2.370,97 % về lượng và tăng 1.058,51% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ hai là Italy với 2.407 tấn, kim ngạch đạt 3,4 triệu USD, tăng 1.682,96% về lượng và tăng 598,18% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại diện một số doanh nghiệp xuất khẩu sắt thép và sản phẩm từ sắt thép cho biết, với ưu thế giá rẻ sắt thép Trung Quốc còn chiếm lĩnh cả những thị trường xuất khẩu dễ tính của Việt Nam khiến xuất khẩu mặt hàng này thời gian qua giảm sâu. Thực trạng này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt sản xuất trên lĩnh vực này đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các sắt thép và sản phẩm sắt thép nhập ngoại, trong đó chủ yếu là sắt thép, sản phẩm sắt thép từ Trung Quốc.
Số liệu Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 779.000 tấn sắt thép các loại, với trị giá 576 triệu USD, giảm 14,15% về lượng và giảm 15,16% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng tháng 4, xuất khẩu sắt thép lại giảm 21,1% về lượng và giảm 22,8% trị giá so với cùng tháng năm 2014, đạt tương đương với 200.000 tấn và 142 triệu USD.
Trong 4 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu sắt thép sang 28 thị trường trên thế giới, hầu hết các thị trường đều có mức tăng trưởng âm cả về lượng và trị giá.
Chỉ có một số thị trường có mức tăng trưởng dương là, Lào tăng 83,88% về lượng và 74,52% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với 75.000 tấn và 54 triệu USD; Anh tăng 69,84% về lượng và 129,69% về trị giá, tương đương với 1.000 tấn và 2 triệu USD.
Thị trường Thái Lan cũng tăng 29,63% về lượng và 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với 76.000 tấn và 63 triệu USD. Sau cùng là Hoa Kỳ tăng 28,96% về lượng và tăng 45,92% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 10.000 tấn và 17 triệu USD.
Campuchia là thị trường xuất khẩu sắt thép các loại chủ yếu của Việt Nam trong thời gian này, chiếm 31% tổng xuất khẩu mặt hàng này, đạt 241.000 tấn, trị giá 142 triệu USD, tăng 7,29% về lượng nhưng giảm 4,72% về trị giá so với cùng kỳ.
Đứng thứ hai sau thị trường Campuchia là Indonesia với lượng xuất là 175.000 tấn, đạt kim ngạch 138 triệu USD, tăng 23,38% về lượng và tăng 20,37% về kim ngạch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại sáng 8/11 sau khi Fed hạ lãi suất
Giá nông sản ngày 8/11/2024: Hồ tiêu tăng trở lại, cà phê giảm nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 8/11/2024: USD giảm sau khi Fed điều chỉnh lãi suất
Đưa hàng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng ở Đông Bắc Thái Lan
Giá heo hơi ngày 8/11/2024: Ổn định trên diện rộng
Rạng Đông Holding RDP lại bị 'bêu tên' vì chậm công bố thông tin