Thị trường thép xây dựng đang có chiều hướng giảm
Ghi nhận thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), mặc dù giá thép đang có xu hướng giảm, thế nhưng sức tiêu thụ trên thị trường cũng không có gì thay đổi đáng kể. Vào thời điểm đầu năm 2018, giá thép xây dựng có sự tăng giảm liên tục. Đầu năm giá thép xây dựng ở mức khoảng 13 triệu đồng/tấn, tháng 2 đạt mức khoảng 14 triệu đồng/tấn, vào đầu tháng 3 giá thép tiếp tục tăng lên khoảng 15 triệu đồng/tấn và đỉnh điểm là 16 triệu đồng/tấn đối với thép Việt Nhật và 15,5 triệu đồng đối với các hãng như: Pomina, Miền Nam, Hòa Phát…
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng năng lực sản xuất của ngành thép trong nước hiện vào khoảng 30 triệu tấn/năm. Cụ thể, ở mặt hàng phôi thép là 12 triệu tấn/năm, thép cán đạt 12 triệu tấn/năm, tôn mạ phủ màu là 5 triệu tấn/năm, thép ống 3 triệu tấn/năm. Với quy mô này, ngành thép Việt Nam được đánh giá đang đứng đầu các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện ngành thép mới chỉ hoạt động khoảng 50 - 60% công suất.
Dù mới hoạt động 50 - 60% công suất, nhưng theo VSA, so với nhu cầu thực tế của thị trường trong nước, nguồn cung đã vượt xa cầu. Ngoài ra, nếu so sánh giá với sản phẩm đến từ Trung Quốc, thì giá thép của Việt Nam vẫn cao hơn, nên ngành thép trong nước đang đối mặt với không ít khó khăn.
Anh Tiến (Giám đốc Công ty XD Tuấn Quỳnh) cho hay, thép xây dựng ở doanh nghiệp hết sức nhỏ giọt, giá thép xây dựng tại thời điểm này so với đầu năm 2018 giảm khoảng 5 - 7%. Thép Việt Nhật từ 15.900.000 đồng xuống còn 14.500.000 đồng/tấn, thép Miền Nam 15.500.000 đồng/tấn xuống còn 15.000.000 đồng/tấn.
Theo khảo sát của phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam, tại các đại lý và cửa hàng VLXD nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội, lượng khách hàng vào mua không nhiều. Chủ cửa hàng, đại lý thì than phiền, hiện vẫn còn nhiều hàng tồn kho chưa bán hết, nay giá giảm thì nguy cơ bị lỗ sẽ không tránh khỏi,…
Bên cạnh sức ép về giá cả, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước còn phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái hoành hành. Với cách thức làm giả ngày càng tinh vi, khả năng giống với hàng chính hãng lên đến 90%, người mua hàng khó có thể phát hiện đâu là thật, đâu là giả.
Theo anh Đại, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng kinh nghiệm lâu năm ở trên đường Trường Chinh (Hà Nội) chia sẻ, vì lợi nhuận mặt hàng này đem lại là rất lớn, nên khả năng bị làm nhái cũng cao. Dù sản phẩm của các đơn vị thành viên của Tổng công ty Thép Việt Nam đều có thương hiệu, mẫu mã, nhãn mác biểu trưng, biểu tượng đặc thù trên mỗi cây thép, nhưng nếu nhìn bằng mắt thường và không có kinh nghiệm, thì khách hàng rất khó phân biệt hàng thật, hàng giả, mà giá cả lại bán ra phải chăng nên hút được khách hàng.
Trên thực tế, tại các cửa hàng kinh doanh mặt hàng sắt, thép xây dựng vẫn luôn sẵn có song song 2 loại, bởi theo các chủ cửa hàng, không phải công trình nào cũng cần đến những loại thép chất lượng “siêu hạng”, kỷ và giá “cắt cổ”. Nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến những sản phẩm có giá vừa túi tiền.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi