Bạc Liêu: Nắng nóng kéo dài khiến hàng nghìn hecta nuôi tôm bị thiệt hại nặng
TP.HCM: Xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm ước đạt 14,42 tỷ USD, tăng 16,7% / Thừa Thiên Huế: Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh
Nhiều hộ nuôi tôm lâu năm ở Bạc Liêu cho biết, mùa khô năm nay nắng nóng gay gắt, kéo dài hiếm có kể từ hơn mười năm nay. Nhất là từ đầu tháng 3 đến nay, nắng nóng kèm theo một vài trận mưa nhỏ, càng làm cho độ phèn, mặn tăng cao, tôm nuôi không chịu nổi, nhiều diện tích tôm bị nhiễm bệnh và chết.
Ông Nguyễn Văn Đông (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) cho biết, gần tháng trước, thấy trời mưa, tưởng đã chuyển mùa nên đã cải tạo ao đầm thả giống. Nào ngờ từ khi thả tôm xuống đến nay nắng nóng gay gắt khiến tôm nuôi chết hàng loạt.
Theo ông Đông, tình hình nắng nóng làm cho nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất cao, đã làm biến động các yếu tố môi trường ao nuôi nên đã tạo điều kiện cho các mầm bệnh xuất hiện, làm cho tôm nuôi bị chết hàng loạt. "Người nuôi tôm khu vực này đang vô cùng lo lắng vì chưa có biện pháp gì để khắc phục, các khoản vây ngân hàng trước vụ thì chưa biết có đủ tiền để trả hay không”, ông Đông nói.
Tôm chết hàng loạt do thời tiết khiến nhiều nông dân bị thiệt hại nặng.
Tương tự, ông Võ Tấn Chánh (54 tuổi, huyện Phước Long) tâm sự: Trước đây nhiều hộ nuôi tôm ở huyện làm ăn rất hiệu quả. Thế nhưng, 2 năm qua mà nhất là từ đầu năm 2020 đến nay việc nuôi tôm bất thành đã khiến họ lâm nợ nần.
Với 2 ao nuôi tôm, sau khi cải tạo kỹ ao, từ đầu năm 2019 đến nay gia đình tôi thả khoảng 15 vạn con tôm giống. Nhưng đợt nào cũng vậy, sau một thời gian tôm bắt đầu chết hàng loạt do nắng và hạn mặn, thiệt hại gần cả trăm triệu đồng.
“Nếu 2 ao hồ nuôi tôm của gia đình tôi không bị chết thì sau khoảng 3-5 tháng, gia đình thu được gần 1 tấn tôm, với giá bán hiện nay khoảng 300.000 đồng/1kg tôm (loại 16-18con/kg) thì tôi lời vài trăm triệu đồng. Nhưng giờ tôm trong ao nuôi chết rất nhiều, nguy cơ lỗ và “treo ao” vụ sau rất cao”, ông Chánh cho biết.
Ngoài nguyên nhân nắng nóng kéo dài, còn do nguồn nước từ những ao tôm nuôi bị thiệt hại xả ra nhưng lại được nhiều hộ tiếp tục lấy đưa vào vuông nuôi tôm khiến nguồn bệnh lây lan, tôm nuôi bị thiệt hại ngày càng nhiều. Để giảm mức độ rủi ro, hiện nhiều nông dân đã chủ động thu hoạch khi tôm vừa đạt kích cỡ thương phẩm.
Để giảm mức độ rủi ro, hiện nhiều nông dân đã chủ động thu hoạch khi tôm vừa đạt kích cỡ thương phẩm.
Theo Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu), ở đầu vụ nông dân trong huyện thả tôm nuôi có phần thuận lợi do nguồn nước mặn được ngành chức năng tỉnh điều tiết đảm bảo đáp ứng yêu cầu.
Tuy nhiên, từ giữa đến cuối vụ, việc nuôi tôm của nông dân gặp nhiều khó khăn, nhất là vào thời điểm tháng 3 khi thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ môi trường và độ mặn trong vuông tăng cao, sau đó lại xuất hiện những cơn mưa lớn chuyển mùa làm biến động mạnh các thông số môi trường nước trong vuông nuôi ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của tôm.
Bên cạnh đó, nguồn nước trên các trục kênh dẫn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm do nguồn nước từ những ao tôm nuôi bị thiệt hại xả ra nhưng lại được nhiều hộ tiếp tục lấy đưa vào vuông nuôi tôm khiến nguồn bệnh lây lan, tôm nuôi bị thiệt hại ngày càng nhiều. Hiện toàn huyện có hơn 4.000ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh, mức độ nhiễm bệnh trung bình từ 30 - 70%.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, do nắng nóng gay gắt kéo dài, đã làm cho gần 7.000 ha tôm nuôi trong toàn tỉnh bị thiệt hại nặng. Trong đó, gần 2.000 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên, một số diện tích bị thiệt hại trắng.
Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở nuôi tôm có diện tích và quy mô lớn, mới đây, phát biểu chỉ đạo tại buổi triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020 của ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh, ông Lê Minh Chiến - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết, ngành Tài nguyên và Môi trường cần tập trung kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh chỉnh sửa, bổ sung và ban hành mới. Tăng cường công tác quản lý môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao có diện tích dưới 5ha. Kiên quyết xử lý những trường hợp xả thải gây ô nhiễm môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, nắng hạn sẽ còn tiếp tục kéo dài đến khoảng cuối tháng 5, trong đó có những đợt nắng nóng gay gắt, vì thế, độ mặn thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao. Ngành chuyên môn khuyến cáo, người nuôi tôm không nên nóng vội thả nuôi trong điều kiện độ mặn trong ao nuôi còn khá cao; nếu thấy độ mặn thích hợp có thể tiến hành thả tôm thì không nên thả với mật độ quá dày khiến tôm chậm lớn và hạn chế việc thay nước trong lúc triều cường, độ mặn ngoài sông cao. Đối với ao nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh nên thiết kế lưới che để giảm nhiệt độ và vệ sinh ao đầm sạch sẽ.
Trường hợp nhận thấy việc nuôi tôm không đạt hiệu quả, người dân có thể tạm chuyển sang thả nuôi các loại thủy sản khác có khả năng thích nghi tốt với môi trường có độ mặn cao để giảm thiệt hại và nâng cao hiệu quả sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh