Bán tháo chưa dừng, chứng khoán Mỹ chốt tuần tệ nhất 10 năm
Hà Nội: Tôn vinh các sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2018 / Thị trường giỏ quà Tết: 'Thượng vàng hạ cám', giá nào cũng có
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, với chỉ số Nasdaq chính thức rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống (bear market). Nỗi lo về suy giảm tăng trưởng kinh tế một lần nữa khiến nhà đầu tư tháo chạy khỏi những nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh năm nay như công nghệ và dịch vụ truyền thông.
Theo tin từ Reuters, các chỉ số chứng khoán chính ở Phố Wall chìm sâu hơn vào sắc đỏ trong giờ cuối cùng của phiên giao dịch, sau khi cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cảnh báo rằng Mỹ và Trung Quốc chưa chắc đạt được một thỏa thuận thương mại sau khi kết thúc thời hạn "đình chiến" kéo dài 90 ngày trừ khi Bắc Kinh nhất trí có sự cải tổ các chính sách kinh tế.
Với phiên giảm này, Nasdaq đã sụt 22% kể từ mức đỉnh thiết lập hôm 29/8. Mức đóng cửa của chỉ số phiên này là thấp nhất kể từ tháng 8/2017.
Chỉ số S&P 500 cũng rớt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2017. Đây có thể sẽ là tháng 12 giảm điểm tồi tệ nhất của S&P kể từ Đại suy thoái thập niên 1930. Chỉ số này hiên đã giảm 17,5% kể từ mức cao hôm 20/9.
Chỉ số Dow Jones thì chạm đáy kể từ tháng 10/2017 và đã giảm 16,3% kể từ mức cao thiết lập hôm 3/10.
Lời cảnh báo của ông Navarro được đưa ra giữa lúc nhà đầu tư đã đối mặt hàng loạt nỗi lo về bất ổn chính trị và khả năng kinh tế giảm tốc.
"Đây chắc chắn là những yếu tố đang đè nặng lên thị trường. Đối với nhà đầu tư, con tàu của họ đang cùng lúc đối mặt nhiều cơn bão", ông Shannn Sccocia, Giám đốc đầu tư của Boston Private, nhận định.
Chính phủ Mỹ đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa một phần. Tổng thống Donald Trump nói rằng nhiều khả năng một dự luật chi tiêu chính phủ, trong đó có ngân sách xây tường biên giới Mỹ-Mexico, có thể sẽ không được Thượng viện Mỹ thông qua.
Trong phiên, đã có lúc nhà đầu tư hào hứng khi Chủ tịch chi nhánh New York của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông John Williams, nói rằng FED có thể điều chỉnh lại chủ trương chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nguy cơ đóng cửa chính phủ và cảnh báo thương mại của ông Navarro nhanh chóng khiến các chỉ số đuối sức thêm.
Giảm mạnh nhất phiên này là hai nhóm cổ phiếu công nghệ và dịch vụ truyền thông, với mức giảm tương ứng 3% và 3,1%.
Các cổ phiếu thuộc nhóm FAANG đồng loạt giảm sâu, trong đó Facebook sụt 6,3%, Amazon sụt 5,7%, Netflix "bốc hơi" 5,4%, cổ phiếu Apple và Google cùng giảm hơn 3%.
Chốt phiên, Dow Jones trượt 1,81%, còn 22.445,37 điểm. S&P giảm 2,06%, còn 2.416,58 điểm. Nasdaq "bốc hơi" 2,99%, còn 6.333 điểm.
Tính chung cả tuần, S&P 500 mất 7,05%, Dow Jones sụt 6,87%, Nasdaq giảm 8,36%. Đây là tuần giảm tệ nhất của chứng khoán Mỹ kể từ khủng hoảng tài chính 2008.
Có tổng cộng 15,18 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên này, mức giao dịch cao nhất 2 năm rưỡi, so với mức bình quân 8,81 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Một "điểm sáng" hiếm hoi của thị trường phiên này là cổ phiếu Nike với mức tăng 7,2%, sau khi công ty đồ thể thao này công bố kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu giảm giá nhiều gấp 3,57 lần số mã tăng. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 3,77 lần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương