Thị trường

Bất khả thi mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu ở nhóm người trẻ tuổi, khu vực thành thị. Trong khi phần lớn người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và 30% dân số là đối tượng yếu thế vẫn đang nhận lương hưu, trợ cấp các dịch vụ tài chính và thanh toán bằng tiền mặt.

9 món đồ bạn nên cân nhắc nếu mua vào ngày Black Friday / Xe ô tô trong nước có thể được giảm 50% phí trước bạ đến tháng 6/2021

images1168701tnan-sjvc-3994-1606383950.j

Tỷ lệ chi trả lương bằng tiền mặt vẫn còn cao. (Ảnh: Int)

Các chuyên gia cho rằng, cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các đối tượng trên tiếp cận với phương thức thanh toán điện tử để đạt được mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, nâng tỷ lệ không dùng tiền mặt lên 50% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.

"Bỏ quên" đối tượng yếu thế?

Có thể thấy, hiện nay nhiều người đã chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt. Dự báo xu hướng này ngày càng tăng khi có đến 63% người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng.

Đặc biệt, các giao dịch như giao dịch thanh toán nội địa của thẻ hay giao dịch qua kênh internet cũng tăng rất nhanh. Trong đó, tăng nhanh nhất là kênh giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động với mức tăng 196% về số lượng và 225% về giá trị.

Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng phương thức thanh toán hiện đại này mới chỉ "phủ sóng" ở giới trẻ, khu vực thành thị, trong khi phần lớn người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhóm đối tượng yếu thế (người già, người khuyết tật…), người dân tộc thiểu số… vẫn chủ yếu dùng tiền mặt chi trả trong các dịch vụ.

 

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, có đến 30% dân số là đối tượng yếu thế. Trong đó, có hơn 11,4 triệu người cao tuổi, khoảng 1,4 triệu người hưởng trợ cấp người có công với cách mạng, 6,2 triệu người khuyết tật, trên 9 triệu người có vấn đề sức khỏe tâm thần, 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Ngoài ra, cả nước còn có khoảng 3,75% hộ nghèo, 4,55% hộ cận nghèo, hơn 3,1 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, khoảng 2 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hằng năm.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay có 75% chi trả lương hưu và gần 100% chi trả trợ cấp xã hội vẫn bằng tiền mặt, trong khi đó 80% chi lương của khu vực nhà nước là chi qua tài khoản ngân hàng.

Ở khía cạnh khác, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, năm 2019, gần 40% người dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng nhưng vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 98% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng.

Giảm phí để mở rộng thanh toán không tiền mặt

 

Vấn đề là vì sao thanh toán không dùng tiền mặt có nhiều lợi ích như giảm chi phí, tiện lợi… nhưng đối tượng yếu thế, người dân vùng nông thôn lại không mặn mà?

Một khảo sát mới đây của WB phối hợp với Bộ LĐ-TB&XHcho thấy phần lớn người dân chuộng sử dụng tiền mặt vì cảm giác yên tâm khi nhận tiền trực tiếp. Đồng thời, họ không muốn chuyển sang những phương thức khác vì ngại quy trình phức tạp, phát sinh chi phí và không tiện rút tiền nếu mạng lưới ngân hàng và ATM còn thưa thớt.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia, rất khó để hoàn thành mục tiêu tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% trong năm nay. Hay có thể nói đây là nhiệm vụ bất khả thi.

Trong khi đó, để hoàn thành mục tiêunăm 2025 nâng tỷ lệ không dùng tiền mặt lên 50% và 80% vào năm 2030, bà Nguyễn Nguyệt Nga, chuyên gia kinh tế cao cấp WB cho rằng, cần sự vào cuộc đồng bộ của nhiều cơ quan từ trung ương và địa phương nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả trợ cấp xã hội.

Bà Nga dẫn chứng, tại một số nước trên thế giới đã thực hiện mô hình xã hội hóa hợp tác giữa các nhà cung cấp - ngân hàng đem đến sự tiện lợi cho người dân như tại Bangladesh, Mexico, Brazil… trong chi lương hưu, trợ giúp người có công, đóng bảo hiểm xã hội… thông qua cổng thanh toán duy nhất (đơn giản, dễ giám sát…). Từ đó nâng tỷ lệ chi trả an sinh xã hội lên mức từ 75-90%, chẳng hạn như Trung Quốc là 75%, trong khi Việt Nam mới đạt 13%.

 

Đại diện Ngân hàng Nhà nước chia sẻ, nhằm tăng nhanh tỷ lệ không dùng tiền mặt sẽtiếp tục đưa hạ tầng thanh toán hiện đại về khu vực này. Đặc biệt, phối hợp với các đơn vị liên quan đưa dịch vụ đồng bộ khác đi kèm để người dân tiêu được tiền mà không phải dùng tiền mặt.

Đối với đối tượng yếu thế, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đề xuất miễn giảm phí cho các đối tượng này khi lập tài khoản ngân hàng, mặc dù quyền ấn định chi phí thuộc các tổ chức tín dụng.

Trong một cuộc hội thảo về thanh toán không dùng tiền mặt mới đây, ông Christopher Lemiere - Trưởng nhóm phát triển con người của WB cho biết, WB sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu sáng kiến thí điểm chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm