Bộ Xây dựng: Sớm hoàn thiện tiêu chuẩn phát triển vật liệu xanh tại Việt Nam
Mỗi năm có trên 1 tỉ USD kiều hối đổ vào bất động sản TP HCM / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Cư dân Carina Plaza cầu cứu Bí thư TP.HCM, đề xuất các phương án phân lại vùng kinh tế
Tại Việt Nam, mới chỉ có hơn 60 công trình đạt chứng nhận Công trình xanh. Trong khi các nước cùng khu vực như Singapore, Malayssia lên tới con số hàng trăm, hàng nghìn công trình. Những rào cản trong việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam như: lo ngại về chi phí gia tăng, tiêu chuẩn vật liệu xanh chưa được ban hành cụ thể trong các văn bản pháp luật của các cơ quan chức năng.
Ảnh minh họa.
Đây là những nội dung được bàn thảo trong Hội thảo xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng do Bộ xây dựng, Công ty CP Eurowindow phối hợp tổ chức cuối tuần vừa qua.
Theo phân tích của các chuyên gia, một công trình sử dụng vật liệu xây dựng xanh chắc chắn sẽ đắt hơn vật liệu bình thường, từ 10 - 20%. Tuy nhiên, đổi lại, các cư dân sẽ được hưởng thụ nhiều lợi ích như: tăng 3 - 5% năng suất lao động; giảm nguy cơ bệnh tật và nâng cao sức khỏe; giảm 30 - 50% tài nguyên nước và năng lượng nhân tạo, qua đó giảm phát thải khí nhà kính; giảm 10 - 15% chi phí vận hành và bảo dưỡng; tăng giá trị, sự bền vững và tuổi thọ công trình.
Trong 10 năm qua, một số doanh nghiệp Việt đã đẩy mạnh sản xuất vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng như gạch ốp lát, kính, thậm chí còn xuất khẩu ra nước ngoài. Tại hội thảo, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, hiện Bộ đang nghiên cứu hoàn thiện tiêu chuẩn vật liệu xanh, khuyến khích phát triển công trình xanh tại các dự án xây dựng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu
CEO Adsota gợi ý 'chìa khóa' giúp các chiến dịch marketing du lịch thành công
Giá heo hơi ngày 2/11/2024: Tăng, giảm trái chiều tại miền Bắc và miền Nam
Giá ngoại tệ ngày 2/11/2024: USD tăng lên mốc 104,32 điểm
Rạng Đông Holding RDP bị nhắc nhở chậm công bố thông tin
Giá nông sản ngày 2/11/2024: Vì sao cà phê và hồ tiêu đồng loạt giảm giá?