Bức tranh thu hút vốn đầu tư 8 tháng năm 2019
DNVN - Vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm nay vẫn chưa cải thiện nhiều khi tiếp tục đạt mức tăng thấp nhất trong các giai đoạn 2015 - 2019. Trong khi đó, vốn FDI vẫn giữ đà phát triển với mức kỷ lục về số dự án đăng ký cấp mới 8 tháng và số vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
6 trường hợp hủy tờ khai hải quan điện tử với hàng hóa XNK nhóm 1 / GDP Việt Nam tăng thêm 25,4%/năm sau khi đánh giá lại
Tổng cục Thống kê cho biết: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Tám ước tính đạt 31,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Trung ương 4,1 nghìn tỷ đồng, giảm 26,9%; vốn địa phương 27,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13%. Tính chung 8 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 189,2 nghìn tỷ đồng, bằng 53,1% kế hoạch năm và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2019 thu hút 2.406 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 9.127,9 triệu USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.989,9 triệu USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm nay đạt 13.117,8 triệu USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong 8 tháng còn có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 872 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,9 tỷ USD và 4.363 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,61 tỷ USD.
Trong 8 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6.807,1 triệu USD, chiếm 74,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 852,3 triệu USD, chiếm 9,3%; các ngành còn lại đạt 1.468,5 triệu USD, chiếm 16,1%.
Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.876,2 triệu USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1.721,4 triệu USD, chiếm 18,9%; Nhật Bản 1.184,5 triệu USD, chiếm 13%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 1.109,6 triệu USD, chiếm 12,2%; Singapore 1.034,4 triệu USD, chiếm 11,3%; Thái Lan 438,3 triệu USD, chiếm 4,8%; Đài Loan 374,1 triệu USD, chiếm 4,1%; Quần đảo Vigin thuộc Anh 341,4 triệu USD, chiếm 3,7%.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 8 tháng năm nay có 102 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 339,5 triệu USD; 23 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 99,5 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 8 tháng năm 2019 đạt 439 triệu USD.
Trong 8 tháng có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Ô-xtrây-li-a là nước dẫn đầu với 178,9 triệu USD[12], chiếm 40,7% tổng vốn đầu tư; Tây Ban Nha 59,8 triệu USD, chiếm 13,6%; Hoa Kỳ 49,3 triệu USD, chiếm 11,2%; Campuchia 38,5 triệu USD, chiếm 8,8%; Singapore 35,6 triệu USD, chiếm 8,1%.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Cột tin quảng cáo