Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng thị trường nhà đất Việt Nam
Việt Nam và Australia chung tay “vẽ” bức tranh toàn cảnh cho phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Thị trường bất động sản hạ nhiệt bởi "tiền và đất" giảm mạnh
Phân khúc có nhiều rủi ro
Thế giới đang có những dấu hiệu khủng hoảng, trong đó cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung Quốc đang có những diễn biến căng thẳng. Hai bên liên tục trả đũa nhau bằng việc áp thuế. Khi thế giới có khủng hoảng thì một số sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có du lịch.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng là ngành liên quan và chịu tác động trực tiếp từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý, trong khủng hoảng của thế giới thì vĩ mô Việt Nam đang ổn định. Nền kinh tế Việt Nam có độ trễ so với tình hình thế giới, độ trễ này có thể từ 6 tháng đến 1 năm.
Ví dụ, như năm 2008 khi Mỹ khủng hoảng kinh tế thì Việt Nam vẫn an toàn và Việt Nam cho rằng chúng ta miễn nhiễm với khủng hoảng thế giới. Nhưng sang năm 2009 thì sự ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế là rất lớn, trong đó ảnh hưởng đến bất động sản, TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích.
Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng là ngành liên quan và chịu tác động trực tiếp từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc. |
“Người mua bất động sản nghỉ dưỡng, bên cạnh người trong nước còn có người nước ngoài đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Trong tình hình thế giới thực sự có nhiều biến động, bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc có rủi ro dù cho nửa năm qua thị trường này vẫn đang phát triển khá tốt” - TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Chính phủ khuyến cáo các ngân hàng thận trọng cho vay đối với các dự án bất động sản. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ lệ cho vay trung và dài hạn sẽ được rút từ 40-45% hiện nay xuống còn khoảng 35%. Việc điều chỉnh này để đảm bảo tính an toàn cho hệ thống tín dụng chung và là điều cần thiết.
Giao dịch bất động sản du lịch giảm trong ngắn hạn
Từ 2014 tới nay, cung các bất động sản du lịch như biệt thự nghỉ dưỡng, condotel đã tăng lên khá cao, trước hết tại các địa phương có tiềm năng du lịch lớn như Hạ Long, Đà Nẵng - Hội An, Nha Trang - Cam Ranh, Phú Quốc, sau đó đã chuyển sang các địa phương như Vân Đồn, Sầm Sơn, Hà Tĩnh, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Phan Thiết…
Đến cuối 2018, nguồn cung các bất động sản du lịch, nhất là dạng condotel đã tăng khá ấn tượng. Từ đó dẫn đến nhiều e ngại cung vượt quá cầu và phân khúc này có thể rơi vào đóng băng.
Đến đầu 2019, tình trạng giảm giao dịch các bất động sản dạng condotel đang xảy ra tại một số địa phương. Tuy nhiên, nếu so sánh tổng các bất động sản du lịch tại Việt Nam so với một số nước mạnh về du lịch ở Đông Nam Á như Thái Lan, thì số lượng của Việt Nam vẫn còn thấp. Trong khi đó, tăng trưởng du lịch của Việt Nam vẫn đang ở mức 30%/năm, thuộc nhóm đứng đầu thế giới.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng, tầm nhìn dài hạn thì cung về condotel ở Việt Nam chưa thể vượt cầu. Tình trạng giảm giao dịch condotel hiện nay chỉ mang tính địa phương và tức thời. Có thể lý do chính làm giảm giao dịch lại chính là những nhược điểm về chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện.
Về nguồn vốn đầu tư, khi nguồn tín dụng ngân hàng bị thắt chặt các dự án bất động sản du lịch đã áp dụng cơ chế bán bất động sản hình thành trong tương lai để thu hút vốn đầu tư từ khu vực cá nhân sau khi đã hoàn thành hạ tầng dự án. Hơn nữa, các nhà đầu tư dự án bất động sản còn đưa ra nhiều chính sách riêng để thu hút đầu tư như trao đổi kỳ nghỉ, cam kết lợi nhuận từ kinh doanh… GS Đặng Hùng Võ cho biết thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng khó sốt nóng
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Xăng dầu đồng loạt giảm giá
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá
PGBank mở chi nhánh mới tại Nghệ An
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam