Chiến sự Nga – Ukraine tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản Việt
Cuộc chiến Nga - Ukraine sẽ đẩy chi phí sản xuất của Việt Nam tăng cao / Góc nhìn chuyên gia: Căng thẳng Nga - Ukraine đã phản ánh một phần vào giá cổ phiếu, trong ngắn hạn chứng khoán là trò chơi tâm lý, nhà đầu tư nên hạn chế margin
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga liên tục tăng những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) ký Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) vào năm 2015 (chính thức có hiệu lực từ ngày 5.10.2016), xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó có thủy sản, càphê, hạt điều, hạt tiêu và thủy sản.
Nếu như năm 2020, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Nga đạt 432 triệu USD, thì trong năm 2021 đã tăng lên khoảng 550 triệu USD (chiếm khoảng 1/10 tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam sang Nga).
Trong đó, xuất khẩu thủy sản khoảng 164 triệu USD, càphê 173 triệu USD, rau quả 16,6 triệu USD, hạt điều 60 triệu USD, cao su 32 triệu USD; chè, hạt tiêu mỗi loại hơn 19 triệu USD; gỗ và các sản phẩm từ gỗ 7,7 triệu USD, gạo 1,5 triệu USD…
Hoạt động xuất khẩu nông sản Việt sang Châu Âu (EU) cũng tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây bởi hỗ trợ từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA). Trong đó, EU trở thành thị trường xuất khẩu điều lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tới 35% thị phần hạt điều xuất khẩu của nước ta.
EU là thị trường xuất khẩu điều lớn thứ 2 của Việt Nam.
Việc Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine đã khiến Mỹ và Liên minh Châu Âu loại Nga ra khỏi Hệ thống thanh toán SWIFT (Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu). Điều này sẽ tác động tiêu cực tới xuất khẩu điều Việt Nam sang EU, và xuất khẩu thủy sản sang Nga.
Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa bảy tỏ sự lo lắng vì EU là thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam về xuất khẩu điều, sau thị trường Mỹ.
Việc Nga bị loại khỏi SWIFT chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thanh toán, đặc biệt với khách hàng Nga vì SWIFT hiện là phương thức gửi điện phổ biến, được hầu hết ngân hàng trên thế giới và Việt Nam sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán xuất, nhập khẩu, bao gồm hạt điều một cách an toàn.
Vinacas đang cân nhắc lập văn bản gửi Bộ NN&PTNT đề nghị được điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu hạt điều năm 2022 từ 3,8 tỷ USD xuống 3,2 tỷ USD.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng cho rằng, hiện có khoảng 50 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất khẩu thủy sản sang Nga. Có những doanh nghiệp đã giao hàng cho đối tác ở Nga nhưng chưa nhận được tiền và đang lo lắng về việc sẽ khó thu được tiền hàng khi Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT.
Đối với thị trường phân bón NPK, theo ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, căng thẳng chính trị giữa Nga - Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường phân bón Việt Nam bởi Nga đang là nhà xuất khẩu phân bón NPK rất lớn cho Việt Nam. Vì vậy, nguy cơ giá phân bón có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT sẽ khiến việc thanh toán với khách hàng Nga trở nên khó khăn, có khả năng phải thanh toán bằng tiền mặt, hoặc bằng vàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025