Thị trường

Cho vay liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp chưa cao

Đến nay, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt gần 1,9 triệu tỷ đồng, song dư nợ cho vay liên kết theo chuỗi giá trị chưa cao. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tích cực triển khai các chương trình tín dụng đặc thù, trong đó có cho vay liên kết.

NHNN đã có nhiều cơ chế, chính sách tín dụng khuyến khích DN đầu tư vào chuỗi giá trị nông sản. Ảnh: NNK

Dư nợ cho vay liên kết đạt trên 6.200 tỷ đồng

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thấy, đến nay dư nợ tín dụngđối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt gần 1,9 triệu tỷ đồng, tăng gần 6% so với cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng hơn 24% tổng dư nợcủa cảnền kinh tế. Trong đó: Dư nợ đối với doanh nghiệp (DN) nông nghiệp đạt gần 600.000 tỷ đồng, tăng 5,51% so với cuối năm 2018; dư nợ cho vay liên kết đạt trên 6.200 tỷ đồng, với gần 28.500 khách hàng, tăng gần 15% so với cuối năm 2018 (dư nợ đối với DN tham gia liên kết đạt 1.930 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31% dư nợ cho vay liên kết).

Như vậy, tỷ lệ dư nợ cho vay liên kết chỉ chiếm 0,33% trong tổng dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo NHNN, thời gian qua,đã có nhiều cơ chế, chính sách tín dụng khuyến khích DN đầu tư vào chuỗi giá trị nông sản; đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp theo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đồng thời, ngành Ngân hàng triển khai chương trình cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ, với nhiều chính sách đặc thù như: Lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1 - 1,5%/năm; mức cho vay lên đến 90% giá trị của phương án, dự án vay vốn; trường hợp khách hàng không có đủ tài sản bảo đảm ngân hàng có thể cho vay không tài sản bảo đảm trên cơ sở kiểm soát dòng tiền…

Tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Thanh Tùng - Trưởng phòng Tín dụng ngành nông nghiệp, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), hiện nay việc triển khai cho vay liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp chưa cao và còn gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân là doviệc tổ chức sản xuất theo các mô hình liên kết vẫn bộc lộ hạn chế do khả năng hợp tác, liên kết của người dân còn yếu; số lượng mô hình chuỗi nông sản an toàn chưa nhiều; hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ; hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết của người dân, DN đầu mối còn phổ biến, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc kiểm soát dòng tiền khi cho vay chuỗi.

Bên cạnh đó, lĩnh vực xuất khẩu nông sản luôn phải đối mặt với rào cản thương mại ngày càng phức tạp, khắt khe trong bối cảnh Việt Nam đang gia nhập ngày càng sâu rộng vào các hiệp định thương mại quốc tế.

Đặc biệt, nhiều DN nông nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi; vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính còn hạn chế; công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch; thiếu tài sản đảm bảo dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DN nông nghiệp còn hạn chế.

Đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng đặc thù

Để thúc đẩy tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và khuyến khích DN đầu tư vào chuỗi giá trị nông sản, bà Phạm Thị Thanh Tùng cho biết, NHNN tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ; khuyến khích các TCTD tập trung nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn nói chung và tích cực triển khai các chương trình tín dụng đặc thù như: cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, cho vay liên kết, cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp….

Đồng thời, các TCTD thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trong việc triển khai các chương trình cho vay; tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng – DN để cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng với khách hàng.

NHNNyêu câùcác TCTD nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng để tăng cường khả năng cho vay không có tài sản bảo đảm, nhằm tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho DN nông nghiệp

Cùng với đó, ngành Ngân hàng tiếp tục thực hiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ như tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm hỗ trợ vốn cho các TCTD đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Theo Khánh Linh/Thời báo tài chính Việt Nam

loading...

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo