Chuyên gia Coolmate, Sapo, Shopee 'mách nước' cách tăng doanh thu dịp Tết
Khẩn trương xây dựng cơ chế giá điện nhập khẩu từ Lào / Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đã đến lúc “đoạn tuyệt" với xuất khẩu tiểu ngạch
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) đã giúp khách hàng có cơ hội mua sắm ở mọi nơi mọi lúc. Việc khách hàng chốt đơn vào 12h đêm là chuyện bình thường. Trên thực tế, các bạn trẻ thường mua hàng từ 0-2h sáng.
Tết không phải là dịp duy nhất để tiêu tiền khi TMĐT có tốc độ phát triển nhanh như hiện nay. Tuy nhiên, Tết là dịp đặc biệt để khiến tất cả mọi người, dù là người dè sẻn trong chi tiêu cũng phải “mở hầu bao”.
Ông Tuấn Trần - CEO Metric, dữ liệu do Metric phân tích chỉ ra rằng, hành vi mua sắm của người tiêu dùng phát sinh rất mạnh vào cuối năm, đặc biệt là nhu cầu về trang trí nhà cửa, quà tặng. Còn đối tượng phụ nữ mua sắm nhiều sản phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ.
Có nhóm khách hàng sẵn sàng chi tiêu nhiều để mua sản phẩm công nghệ và điện tử bởi vì khách hàng có tiền thưởng cuối năm và có động lực để mua.
Ngoài ra, mạng xã hội cũng là kênh tạo ra nhu cầu và kích thích mua sắm nhiều hơn.
“Doanh nghiệp (DN) chuẩn bị cho mùa Tết cần chú ý tới những đặc điểm này để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng”, ông Tuần Trần nói.
Bà Lê Dung - Giám đốc tăng trưởng của SAPO cho biết, các đơn hàng chốt vào dịp Tết thường có số lượng và giá trị lớn hơn so với bình thường. Người bán hàng cần tận dụng cơ hội này để thúc đẩy doanh thu của mình.
Có thể nói cơ hội với các DN dịp cuối năm là rất lớn. Vấn đề là các nhãn hàng tạo sự nổi bật để thu hút khách hàng như thế nào?
Là người có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn bán hàng, ông Đào Thế Anh - đại diện đến từ Shopee cho biết, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các nhãn hàng phải tìm cách để nổi trội hơn các nhãn hàng khác.
Theo đó, trong dịp Noel, cuối năm và Tết sắp đến, các nhãn hàng cần phải trang hoàng lại gian hàng để tạo điểm mới, tạo sự thích thú cho khách hàng. DN cần phải tung ra các sản phẩm phù hợp dịp Tết.
“Khách hàng có xu hướng mua quà tặng dịp Tết nhiều hơn. Theo đó, DN cần tạo ra các combo quà tặng. DN có thể dùng sản phẩm tồn kho tạo thành combo để đẩy hàng đi. DN có thể tận dụng, chăm sóc khách hàng cũ và lôi kéo họ trở về mua hàng của mình một lần nữa trong dịp cuối năm”, đại diện Shopee gợi ý.
Trong khi đó, ông Phạm Chí Nhu - CEO Coolmate cho rằng, việc đóng gói combo khác biệt so với đối có những sản phẩm na ná của mình là cần thiết.
Từ kinh nghiệm của Coolmate, ông Nhu cho biết, ý tưởng đóng gói combo bắt nguồn từ việc dịp cuối năm công ty chỉ còn một số sản phẩm.
“Với việc không đầy đủ tất cả các dòng sản phẩm, chúng tôi chia đều số hàng còn lại đóng gói vào các hộp. Mỗi hộp gồm vài áo lót, mấy đôi tất… Thực ra ý tưởng đơn giản, đó là cảm thấy bán được nhiều sản phẩm cùng lúc cho khách hàng. Còn với khách hàng, họ sẽ cảm thấy mua một lần nhưng đầy đủ các món đồ”, ông Nhu cho hay.
Ngoài ra, ý tưởng về combo xuất hiện từ việc quan sát nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn, với khách hàng nam giới sẽ mua các đồ cơ bản trong 1 lần. Theo đó, khi mua áo thun, khách sẽ mua kèm đồ lót và bít tất.
Từ nhu cầu của khách hàng, Coolmat đã kết hợp nhiều sản phẩm vào với nhau thành một combo để bán.
Với các sản phẩm không thuộc lĩnh vực thời trang, ông Như khuyến cáo DN cho khách hàng không gian để họ tự tạo một combo của mình, tức là vẫn dạng combo nhưng không cố định sẵn theo ý nhãn hàng mà theo nhu cầu của khách.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Xăng giảm giá
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước