Có còn hiện tượng “té nước theo mưa” khi lương tăng?
Mở rộng cơ hội hợp tác thương mại Việt Nam - Hàn Quốc / GDP quý II tăng trưởng tích cực, ước đạt 6,93%
Ảnh minh họa.
Đây là câu hỏi nhiều phóng viên đưa ra tại buổi họp báo công bố tình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng cục Thống kê tổ chức sáng 29/6, khi mà việc cải cách tiền lương sẽ được thực thi vào ngày 1/7 tới đây.
Vẫn còn hiện tượng “té nước theo mưa” khi lương tăng
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ thống kê giá (Tổng cục Thống kê) diễn giải, tính từ năm 2009 đến ngày 1/7 năm nay, mức lương cơ sở tăng khoảng 280%. Lương tối thiểu vùng tăng khoảng 480%, trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khoảng 108%. "Vậy là sau 15 năm, tốc độ tăng lương cao hơn nhiều so với tốc độ tăng CPI", bà Oanh nhấn mạnh.
Theo bà Oanh, điều này cho thấy, Chính phủ luôn hướng tới mục tiêu tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương, tạo động lực nâng cao năng suất lao động.
Trên thực tế, theo thông tinTổng cục Thống kê cung cấp, giá thịt lợn tăng do dịch tả lợn châu Phi tại một số địa phương là một trong những nguyên nhân chính làm CPI tăng trong 6 tháng qua.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng thiết yếu, tiêu dùng cũng tăng cao. Lý giải nguyên nhân bà Oanh cho rằng đó là do quy luật cung - cầu. Việc tăng lương góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế, làm cho sức mua của dân cư được tăng lên, khi quan hệ cung - cầu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá cả.
"Những năm trở lại đây, Chính phủ, người dân cùng với thị trường đã thích ứng, không bị tác động nhiều nên tăng lương ít xảy ra chuyện tăng giá mà chủ yếu tạo ra kỳ vọng lạm phát. Song cũng phải thừa nhận rằng vẫn còn hiện tượng “té nước theo mưa” khi lương tăng", bà Oanh nhận định thêm.
Chỉ số giá vàng tháng 6/2024 giảm 2,64% so với tháng trước; tăng 18,26% so với tháng 12/2023; tăng 29,51% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá vàng vẫn tăng 24,02% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá USD tháng 6/2024 giảm 0,04% so với tháng trước; tăng 4,17% so với tháng 12/2023; tăng 7,66% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 5,64%.
Doanh nghiệp cần tích cực tham gia bình ổn thị trường
Trước những thông số về thực trạng 6 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê đã đưa ra một số giải pháp kiểm soát thị trường, nhằm hạn chế sự tăng giá, ổn định lạm phát như tăng cường giám sát thực hiện các biện pháp kê khai, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm...
Đặc biệt, trong đó,Tổng cục Thống kê nêu bật vai trò của cộng đồng doanh nghiệp. "Sự tham gia của doanh nghiệp đối với các chương trình bình ổn giá là vô cùng quan trọng, nhất là những doanh nghiệp quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao và là đầu mối của các chuỗi cung ứng trên thị trường", bà Oanh nhấn mạnh.
Thực tế cho thấy,hiện tiềm lực của nền kinh tế đã có sự phát triển vượt bậc, hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa thời gian qua đã có nhiều bước chuyển, bảo đảm cung ứng hàng hóa dồi dào cho thị trường. Đặc biệt là tại các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, thương hiệu lớn. Bên cạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp Việt đã và đang ngày càng chú trọng đến các hoạt động cộng đồng, trong đó có chương trình bình ổn thị trường thông qua sự điều phối của ngành Công Thương.
"Chúng tôi rất tịch cực tham gia các chương trình bình ổn thị trường trong nhiều năm qua và ngày càng mở rộng hơn quy mô của những đợt khuyến mãi. Tham gia hoạt động này không chỉ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa mà còn hưởng nhiều lợi ích khác như tạo ra hiệu ứng marketing, được người tiêu dùng biết đến và ủng hộ nhiều hơn. Thông qua đó, doanh nghiệp ngày càng quảng bá rộng và định vị được thương hiệu của mình", bà Nguyễn Lan Hương - Giám đốc Công ty TNHH Tuấn Hương (Hà Nội) chia sẻ với phóng viên VTVTimes.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Sở Công thương Hà Nội cho biết, hiện đa số doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lớn đang hoạt động tại Việt Nam đều là doanh nghiệp FDI. Họ rất quan tâm thực hành trách nhiệm xã hội và khi có yêu cầu giữ ổn định giá, chọn một phương án phù hợp với lợi nhuận, bảo đảm hài hòa lợi ích thì họ luôn nhiệt tình tham gia.
Về câu chuyện này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, không chỉ là sự nỗ lực của doanh nghiệp mà Chính phủ, các bộ, ngành cần hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất - kinh doanh, tăng năng lực để bảo đảm sản xuất, dự trữ và cung ứng hàng hóa một cách tốt nhất.
Song song với đó, ngành Công thương cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệpđầu tư vùng nguyên liệu, công nghệ, các dịch vụ phụ trợ như hỗ trợ về mặt bằng, quảng bá thông tin, có các giải pháp về vận chuyển logistics…; xây dựng chuỗi cung ứng và chuỗi giá, từ khâu sản xuất đến phân phối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo