Đảm bảo bình ổn giá thịt lợn
Phân khúc bất động sản nào được quan tâm vào cuối năm? / Lãi suất cao, người dân ùn ùn gửi tiền vào ngân hàng
Thực phẩm Tết sản xuất sớm hơn, nhiều hơn
Vào thời điểm này, các đơn vị, doanh nghiệp cung ứng lương thực, thực phẩm đang bước vào mùa cao điểm sản xuất để phục vụ Tết Nguyên đán.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, lượng hàng hóa thiết yếu đăng ký lên gần 40.000 tấn, tổng giá trị lên đến 2.500 tỷ đồng. Trong đó hầu hết các doanh nghiệp đều đăng ký tăng ít nhất 30% lượng hàng hóa, so với ngày thường.
Từ 2 tuần nay, mỗi ngày Xí nghiệp Giết mổ số 1 Cần Thơ đã phải tăng thêm 30% công suất hoạt động. Bình thường giết mổ 500 lợn thịt một đêm, nhưng giờ con số là 700.
Lượng lợn giết mổ tăng hiện nay chủ yếu phục vụ các cơ sở chế biến giò chả, đồ nguội đang tập trung sản xuất cho thị trường Tết Nguyên đán.
Tại 8 lò mổ lớn nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, số lượng lợn thịt giết mổ cũng tăng ít nhất 20% mỗi ngày. Số lượng này đã được dự báo từ thời điểm cách đây hơn 1 tháng nên hầu hết các cơ sở đã chủ động được nguồn cung. Song song với việc cung ứng, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được chú trọng.
Tại nhiều siêu thị lớn hiện nay, ngành nông nghiệp các địa phương cũng đang tập trung thanh kiểm tra các quầy hàng tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với đó là nguồn gốc sản phẩm.
"Chúng tôi cử các thành viên tham gia đoàn thanh tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm của thành phố để kiểm tra theo chuỗi sản phẩm, từ khâu sản xuất, phân phối đến tiêu dùng để đảm bảo thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố trong dịp Tết Nguyên đán 2023", ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Cần Thơ, cho biết.
So với năm 2021, năm nay sản lượng lợn thịt giết mổ tại khu vực 13 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến sẽ đáp ứng khoảng gần 1,5 triệu tấn, tăng hơn 4% so với thời điểm này năm ngoái.
Nhiều doanh nghiệp cam kết bình ổn giáthịt lợn
Những sản phẩm tiêu dùng nhiều như: giò chả, xúc xích, lạp xưởng, nước mắm đã được sản xuất sớm hơn mọi năm.
Thời điểm này, các đơn vị, doanh nghiệp cung ứng lương thực, thực phẩm đang bước vào mùa cao điểm sản xuất để phục vụ Tết Nguyên đán. (Ảnh: TTXVN)
Nhiều doanh nghiệp cam kết sẽ đưa ra giá bán bình ổn, nhất là với mặt hàng thịt lợn, thực phẩm chế biến từ thịt. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn tăng khuyến mãi dịp cuối năm.
Công ty chăn nuôi CP dự kiến nguồn cung cho thị trường miền Nam dịp cuối năm sẽ lên mức khoảng 800 tấn/tháng, gấp đôi so với tháng thường và miền Bắc ước đạt 3.500 tấn/tháng.
Hiện khách hàng đã tăng mạnh lượng nhập, đặc biệt là các kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Nhờ sản xuất tiến hành sớm hơn các năm nên đơn vị tự tin đủ nguồn cung cho thị trường.
Tăng cường ngăn chặn thực phẩm bẩn
bên cạnh tăng tốc sản xuất để ngăn chặn thực phẩm bẩn, Tổng cục Quản lý thị trường cũng đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết, như tại các kho bãi, điểm tập kết hàng hóa gần biên giới, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, kho chứa hàng đông lạnh, các đơn vị nhập khẩu thực phẩm đông lạnh...
Trong 2 tháng cuối năm, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện những vụ buôn bán thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại nhiều địa phương như: Hà Nội, Quảng Ninh, Phú Yên, Bình Dương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh