Đánh giá thêm về thuế suất tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu cần phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn diện tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam.
Cảng Đà Nẵng đón chuyến đầu tiên của hãng tàu container quốc tế Sinotrans / Giải pháp bao bì bền vững tạo mắt xích quan trọng trong kinh tế tuần hoàn
(Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về Báo cáo "chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu, tác động đến Việt Nam".
Trong đó, Bộ Tài chính cần khẳng định rõ Việt Nam cần hay không cần, nên hay không nên tham gia; đồng thời, phân tích, đánh giá thật đầy đủ, toàn diện tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam, trong đó tập trung đánh giá tác động đến: ngân sách nhà nước, nhà đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đi cùng với các giải pháp ứng phó các tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu.
Tháng 10/2021, có 136 quốc gia đồng ý với giải pháp cải cách thuế 2 trụ cột. Trong đó, trụ cột 2 về mức thuế suất tối thiểu toàn cầu là 15% sẽ được áp dụng vào đầu năm sau. Đối tượng là các công ty đa quốc gia có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu Euro trong ít nhất 2 năm trong giai đoạn 4 năm liền kề trước thời điểm thực hiện nghĩa vụ thuế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
Cột tin quảng cáo