Đẩy mạnh hợp tác với Ấn Độ phát triển thị trường thủ công mỹ nghệ
DNVN - Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, việc gần đây Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thường xuyên đón tiếp các đoàn công tác của Ấn Độ đã giúp tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức.
Vietjet khai trương 4 đường bay mới tới Ấn Độ / Giá vàng thế giới chiều 23/6 trụ vững ở mức cao
Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, kim ngạch trao đổi thương mại trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, xơ sợi, đồ trang sức giữa Việt Nam - Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 400 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 126,17 triệu USD - tăng 41% và nhập khẩu 275,91 triệu USD - tăng 25%. Riêng sản phẩm đá quý, kim loại quý và đồ trang sức đạt 172,6 triệu USD.
Nhận thấy còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với các cơ quan trong nước tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Triển lãm Trang sức & Phụ kiện Thời trang Ấn Độ (IFJAS) lần thứ 16 diễn ra từ ngày 20-22/6 tại vùng thủ đô New Delhi - Ấn Độ. Hội chợ do Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Hàng thủ công (EPCH) phối hợp với Bộ Công Thương Ấn Độ và Bộ Dệt May tổ chức.
Việt Nam - Ấn Độ còn nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức.
Tại sự kiện, ông Piyush Goyal – Bộ trưởng Bộ Công Thương và Dệt May Ấn Độ cho biết ngành thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua.
Ngành thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển của Ấn Độ. Kỳ vọng trong vòng 5-6 năm tới sẽ tăng gấp đôi sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng gấp ba lần.
Với việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại giữa Ấn Độ và EU, Thụy Sĩ, Anh, Canada, Israel, các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribe (LAC) và Trung Đông, các quốc gia trên thế giới nhận thấy Ấn Độ có những tiềm năng to lớn để phát triển thương mại và hợp tác kinh doanh.
Triển lãm Trang sức & Phụ kiện Thời trang Ấn Độ (IFJAS) lần thứ 16 đã thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia trong lĩnh vực trang sức, và nhiều người tiêu dùng trong nước. Hơn 150 nhà triển lãm trong và ngoài nước đã mang tới triển lãm nhiều mẫu trang sức thời trang, đồ trang sức đá quý, phụ kiện thời trang, xơ sợi, đồ trang trí nội – ngoại thất, đồ dùng cho nhà hàng – khách sạn, khu nghỉ dưỡng…
Ông Sandeep Chhabra - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của IFJAS 2022 cho biết, triển lãm lần này đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của doanh nghiệp Ấn Độ và quốc tế, quảng bá sản phẩm của các làng nghề và nghệ nhân. Qua đó tạo cơ hội kết nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp phát triển các làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Hội chợ được tổ chức định kỳ một năm hai lần.
Theo ông Rakesh Kumar - Tổng giám đốc điều hành EPCH, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Ấn Độ trong năm 2021-22 đạt giá trị 332 tỷ Rupi (tương đương 4,45 tỷ USD), tăng 30% so với năm tài chính trước. Trong đó riêng đồ trang sức đạt 19 tỷ Rupi (tương đương 255 triệu USD), tăng 25% so với năm trước.
Thời gian gần đây, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thường xuyên đón tiếp các đoàn công tác của Ấn Độ đã giúp tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này.
Thu An
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Cột tin quảng cáo