Dệt may Việt Nam gặp bất lợi trong các hiệp định tự do thương mại mới
Dệt may là một trong những ngành có đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 30 tỷ USD theo số liệu thống kê năm 2018. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia và doanh nghiệp, giá trị thu được của ngành dệt may đang ở mức thấp nhất.
Ảnh minh họa
Một thống kê được diễn giả trao đổi tại hội thảo, 80% những người tham dự đều đang mặc quần áo của Trung Quốc, bởi Việt Nam hiện nay chủ yếu làm gia công, sợi sản xuất ra không bán được trong nước mà hầu hết bán sang Trung Quốc, sau đó phải nhập lại và giá không rẻ.
Vải Trung Quốc rẻ, đối tác mặc nhiên là chỉ định nhập từ Trung Quốc. Việc nhập đến 54% vải từ Trung Quốc đang đe dọa khả năng hưởng lợi từ các FTA của Việt Nam. Khi vải xuất xứ Trung Quốc sẽ không được hưởng những ưu đãi về thuế.
Theo các doanh nghiệp, ưu đãi thuế cần được tính đến trong chiến lược mới bởi hiện nay, nhập vải về được hưởng thuế 0%, còn mua vải trong nước mất 10% thuế VAT. Nếu không được hỗ trợ, dệt may Việt vẫn sẽ mãi luẩn quẩn trong câu chuyện cái mình có thì thị trường không cần, cái mình cần thì thị trường không có.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, đất đai tại Đà Nẵng
Đà Nẵng đón hai chuyến bay đầu tiên từ Kazakhstan và Myanmar
Khẩn trương ban hành nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược
Giá vàng ngày 2/4/2025: Không biến động dù giá vàng thế giới giảm
Tỷ giá ngoại tệ ngày 2/4/2025: USD đồng loạt tăng, Nhân dân tệ điều chỉnh trái chiều

Giá nông sản ngày 2/4/2025: Cà phê và hồ tiêu cùng giảm