Gần 30 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam năm 2020
Dịch Covid-19 tác động xu hướng và kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam / Ngành quản lý tài sản sẽ tăng trưởng đến 5,6% mỗi năm vào năm 2025
Bộ này cho biết, do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, vốn đầu tư thực hiện của các đầu tư nước ngoài trong năm 2020 tuy giảm so với năm 2019 song mức độ giảm đã được cải thiện. Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang dần hồi phục và duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng dự án.
Điểm nhấn trong năm 2020 là vốn đầu tư điều chỉnh đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019. Có 1.140 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 17,5% so với cùng kỳ.
Về vốn đăng ký mới, có 2.523 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 35% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 14,65 tỷ USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Gần 30 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam năm 2020.
Đối với góp vốn, mua cổ phần (GVMCP), có 6.141 lượt GVMCP của nhà ĐTNN, giảm 37,6% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 7,47 tỷ USD, giảm 51,7% so với cùng kỳ. Cơ cấu giá trị GVMCP trong tổng vốn đầu tư cũng giảm so với cùng kỳ năm 2019, từ 40,7% trong năm 2019 xuống 26,2% trong năm 2020.
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 13,6 tỷ USD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 5,1 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD và trên 1,6 tỷ USD.
Đã có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong năm 2020, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 9 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,9 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,46 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông.
Về kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tiếp tục tăng và tăng mạnh hơn so với 11 tháng năm 2020. Xuất khẩu kể cả dầu thô đạt 202,4 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ, chiếm 72,3% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 200,8 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 71,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 2020.
Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 167,8 tỷ USD, tăng 12,3% so cùng kỳ và chiếm 64,3% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung trong năm 2020, khu vực ĐTNN xuất siêu 34,6 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 33 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 15,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp xuất siêu gần 19 tỷ USD.
Đáng chú ý, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 34,6 tỷ USD kể cả dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 15,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp nền kinh tế xuất siêu gần 19 tỷ USD.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án lớn nhất trong năm nay là Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore) với số vốn đầu tư lên đến 4 tỷ USD. Kế đến là dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương