Giải giáp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm
9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm, cá tra của Việt Nam đã giảm 7 - 8%. Đáng chú ý, giảm mạnh tại các thị trường lớn như Mỹ, EU. Riêng thị trường EU, ghi nhận xuất khẩu tôm giảm tới 23% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là con số giảm tương đối, khiến mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD thủy sản trong năm nay khó đạt được. Vậy nguyên nhân là do đâu? Và liệu từ giờ đến cuối năm xuất khẩu thủy sản có khởi sắc trở lại?
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, giá tôm Việt Nam tại các thị trường trọng điểm như EU hay Mỹ đang giảm khoảng 1 - 1,5 USD/kg. Nguyên nhân là do lượng tôm tồn kho tại các thị trường khác cao. Trong khi đó, giá tôm Việt Nam cao, khó cạnh tranh. Riêng mặt hàng cá tra, do bị áp thuế chống bán phá giá nên giá cả không cạnh tranh được với một số sản phẩm cá thịt trắng khác bản địa.
Ngoài ra, một số rào cản kỹ thuật mới và thẻ vàng của EU cũng khiến 2 mặt hàng thủy sản này xuất khẩu gặp khó. Do vậy, việc cần làm hiện nay là nhanh chóng gỡ được thẻ vàng.
Theo đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, phía các doanh nghiệp thủy sản cần nhiều nỗ lực về truy xuất nguồn gốc, hạ giá thành sản xuất để cạnh tranh.
Mới đây, Mỹ đã giảm thuế xuống 0% cho cá tra trong đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15, đây là một tín hiệu tích cực cho xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT