Hải quan thu thuế đạt 335.600 tỷ đồng, vượt 12% chỉ tiêu pháp lệnh
Malaysia áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép của Việt Nam / Công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô: Doanh nghiệp kiến nghị thay đổi chính sách thuế
Theo báo cáo từ Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 17/12/2019, tổng số thu thuế của toàn ngành đã đạt 335.600 tỷ đồng, bằng 111,7% dự toán theo chỉ tiêu pháp lệnh và bằng 106,4 % so với chỉ tiêu do Bộ Tài chính giao và tăng 11,6 % so với cùng kỳ năm 2018.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, tác động tích cực đến hoạt động xuất - nhập khẩu trong nước.
Tăng thu từ ôtô và dầu thô
Trước đó, đầu năm 2019, ngành Hải quan đã được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao dự toán thu ngân sách nhà nước theo Quyết định số 2231/QĐ-BTC ngày 23/11/2018 của Bộ Tài chính là 300.500 tỷ đồng và chỉ tiêu phấn đấu đạt 315.500 tỷ đồng. Mặc dù, trong năm có nhiều khó khăn, thách thức, tình hình chính trị thế giới diễn biễn phức tạp đồng thời thuế suất thuế nhập khẩu theo các hiệp định tự do thương mại (FTA) trong giai đoạn cắt giảm mạnh, đặc biệt Hiệp địnhCPTPPchính thức có hiệu lực từ 15/1, song kết quả thu thuế của toàn ngành vẫn khả quan.
[Nghị quyết về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp]
Cụ thể, kim ngạch xuất - nhập khẩu có thuế 11 tháng của năm 2019 đạt 105,16 tỷ USD và tăng 7,97% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu có thuế đạt 5,8 tỷ USD, giảm 1,8% và kim ngạch nhập khẩu có thuế là 99,36 tỷ USD, tăng 8,6% so cùng kỳ.
Theo Tổng cục Hải quan, việc tăngthu thuếchủ yếu đến từ một số nhóm hàng nhập khẩu chính như dầu thô, ôtô nguyên chiếc. Cụ thể, số lượng ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong 11 tháng của năm đạt 135.230 chiếc, trị giá tương đương 2,91 tỷ USD, tăng 100,4% về lượng và tăng 97,7% về trị giá so với cùng kỳ. Vì vậy, số thuế phải thu từ mặt hàng này đã đạt 38.202 tỷ đồng, tăng 19.323 tỷ đồng, tương đương tăng 102,4% so cùng thời điểm năm trước.
Ngoài ra, mặt hàng dầu thô nhập khẩu trong 11 tháng của năm cũng đạt 7,07 triệu tấn, trị giá đạt 3,33 tỷ USD, tăng 58% về lượng và tăng 38% về trị giá so với cùng kỳ và số thuế phải thu từ mặt hàng lên tới 7.877 tỷ đồng, tăng 2.290 tỷ đồng, tương đương tăng 41% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, số thu từ hai mặt hàng này trong 11 tháng đầu năm đạt 46.080 tỷ đồng, tăng 21.614 tỷ đồng so với cùng thời điểm của năm 2018.
Bên cạnh đó, báo cáo của ngành Hải quan cũng cho biết, các khoản thu thuế từ hàng hóa khác có tăng 14.720 tỷ đồng (tương đương tăng 5,8%) so với cùng kỳ năm 2018.
Nộp thuế điện tử qua ngân hàng đạt 96%
Theo đại diện của Tổng cục Hải quan, để đạt được những kết quả trên, ngay từ những ngày đầu của năm, ngành đã ban hành Chỉ thị số 723/CT-TCHQ về việc triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2019 và giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách Nhà nước, chỉ tiêu thu hồi nợ cho từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; trong đó có các văn bản hướng dẫn chi tiết nghiệp vụ theo lĩnh vực trị giá, phân loại, xuất xứ, quản lý nợ thuế.
Thêm vào đó, Tổng cục đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết về các giải pháp thu đòi nợ thuế, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu hồi nợ được giao. Nhờ đó, kết quả thu hồi và xử lý nợ thuế đến ngày 30/11 đã đạt 992 tỷ đồng.
Ngoải ra, ngànhhải quancũng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, kiểm tra các trường hợp miễn thuế, giảm thuế theo đúng quy định nhằm ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Bên cạnh đó, ngành cũng tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế có thể nộp tiền vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện. Cụ thể, Tổng cục Hải quan đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác với 42 ngân hàng thương mại; trong đó có 30 ngân hàng thương mại đã triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7.
Đến cuối năm 2019, Tổng cục Hải quan đã triển khai Chương trình doanh nghiệp nhờ thu. Theo đó, doanh nghiệp có thể áp dụng ba phương thức nộp thuế xuất - nhập khẩu: Thanh toán trực tiếp tại ngân hàng, nộp thuế điện tử 24/7, tham gia chương trình doanh nghiệp nhờ thu. Đến nay, tỷ lệ doanh nghiệp xuất – nhập khẩu nộp thuế điện tử qua ngân hàng đạt xấp xỉ 96%/tổng thu của cả ngành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương