Hậu Giang: Vị giám đốc giúp thành viên đi lên từ HTX
Đi lên từ tổ hợp tác (THT), năm 2002, HTX Phước Trung được thành lập với 10 thành viên, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Được sự tín nhiệm cao của người dân nơi đây, anh Triều lúc bấy giờ mới 33 tuổi, đã được bầu làm Giám đốc HTX. Theo các thành viên nhận xét, anh là người có năng lực, tuổi còn trẻ nhưng dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể.
Mạnh dạn đổi mới
Để dẫn dắt các thành viên trong HTX khởi nghiệp, anh Triều mạnh dạn thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Về quyết định này, anh cho biết: “Phải nâng cao năng lực sản xuất của thành viên, nâng cao chất lượng của hạt lúa. Do đó, thành viên HTX phải ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ KH-KT vào sản xuất để giảm giá thành, nâng cao năng suất cũng như chất lượng hạt lúa làm ra”.
Giám đốc Triều tổ chức cử và gửi nhiều cán bộ, thành viên HTX đi tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ sản xuất, chuyên môn ở các viện, trường... Thời điểm đó, nhiều thành viên HTX có kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật sản xuất, nên HTX mạnh dạn ký kết hợp đồng với một số doanh nghiệp (DN) sản xuất và cung ứng lúa giống. Đây cũng là cách để HTX tập tành sản xuất theo nhu cầu, yêu cầu của DN, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động của HTX, có những năm, thị trường lúa gạo bấp bênh, xảy ra tình trạng DN và thành viên HTX “bẻ kèo” lẫn nhau. Giám đốc Triều trăn trở: “Nếu chỉ dựa vào dịch vụ bơm tưới thì bộ máy quản trị HTX hoạt động không hiệu quả. Phải tổ chức dịch vụ khác để ổn định sản xuất cho thành viên, có nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho HTX, nuôi bộ máy quản lý thì hoạt động HTX mới có thể phát triển một cách bài bản”.
Vì thế, HTX đã họp bàn và thống nhất đứng ra thay DN tổ chức thu mua lúa theo đúng số lượng hợp đồng ký kết, giá cao hơn giá thị trường 50 -100 đồng/ kg và tổ chức chuyên chở bán trực tiếp tại nhà máy. Tiền chênh lệch, sau khi trừ chi phí, HTX trích 12% chia lãi theo vốn góp của những thành viên tổ chức dịch vụ thu mua, phần còn lại đưa vào nguồn vốn hoạt động của HTX.
Với cách làm này, thành viên được ổn định sản xuất vì luôn bán lúa được giá cao hơn giá thị trường và không bị động khi vào vụ thu hoạch đông ken. Nhờ đó, HTX có nguồn vốn đầu tư ghe chuyên chở, nhà kho chứa lúa.
Kế hoạch kinh doanh mới
Khi Luật HTX 2012 đi vào thực tiễn, với những ấp ủ và chuẩn bị sẵn sàng về năng lực sản xuất của thành viên, Giám đốc Triều hướng HTX đầu tư sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.
Lúa làm ra đạt chất lượng cao, HTX Phước Trung đăng ký thực hiện mô hình cánh đồng lớn khi địa phương triển khai. Diện tích cánh đồng lớn của xã Trường Long Tây vụ Đông Xuân 2013 - 2014 khoảng 225 ha; trong đó có 100 ha của HTX. So với vụ lúa Đông Xuân 2012 - 2013, năng suất cánh đồng lớn có cao hơn chút ít, song chi phí giảm nên lợi nhuận tăng, nông dân rất phấn khởi.
Vụ lúa tiếp theo, HTX ký hợp đồng “trọn gói” (đầu tư vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra) với công ty TNHH MTV Thủy sản Hoàng Long, tổng diện tích khoảng 500 ha. Ngoài diện tích trong cánh đồng lớn, HTX chủ động liên hệ, hợp tác làm ăn với những nông dân có uy tín ở địa phương khác để đảm bảo số lượng hợp đồng ký kết.
Đây là “phi vụ” làm ăn lớn nhất từ trước đến nay nên HTX rất coi trọng. Thành công này còn chứng tỏ được năng lực, uy tín của HTX đối với doanh nghiệp trong giao thương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD