IHS Markit ghi nhận động lực tăng trưởng sản xuất của Việt Nam trong năm 2022
Giá vàng cao kỷ lục / Xuất khẩu rau quả đón tin vui đầu năm
Theo IHS Markit, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đạt 53,7 điểm, tăng so với mức 52,5 điểm của tháng trước đó. Chỉ số này báo hiệu sự cải thiện vững chắc về điều kiện kinh doanh kể từ tháng 4/2021. Cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng với tốc độ mạnh hơn do nhu cầu của khách hàng tiếp tục được cải thiện.
Giới chuyên gia lý giải sự cải thiện về tổng số đơn đặt hàng mới là nhờ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 11/2018.
Các công ty cũng tin tưởng vào triển vọng sản xuất trong năm 2022. Khoảng 60% số người được hỏi dự đoán sản lượng tăng, phản ánh mức độ lạc quan nhất trong hơn 3 năm qua.
Sự gia tăng số lượng việc làm liên tục được ghi nhận trong tháng 1, khi các công ty tiếp tục gây dựng lại lực lượng lao động sau làn sóng dịch năm 2021 do sự lây lan của biến thể Delta. Theo IHS Markit, tăng trưởng việc làm cho phép các nhà sản xuất duy trì lượng lớn công việc trong bối cảnh số đơn đặt hàng tăng mạnh hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao