Khi nào cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại?
Một số cửa hàng tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên treo biển hết xăng / Giá dầu tăng mạnh, xăng giảm nhẹ
Chiều nay (6/9), tại họp báo Chính phủ thường kỳ, trả lời vấn đề liên quan đến vụ thao túng chứng khoán tại tập đoàn FLC, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, sẽ cung cấp đầy đủ thông tin khi có các kết luận thanh tra.
Cách đây ít ngày, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh HOSE đã quyết định chuyển cổ phiếu FLC, HAI từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch từ ngày 9/9 do vi phạm quy định về công bố thông tin. Trước đó mã ROS thuộc hệ sinh thái này cũng bị ngừng giao dịch từ 12/8.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi
Nói thêm về vụ việc, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết nhóm doanh nghiệp trên có nhiều vi phạm về điều kiện niêm yết và giao dịch. Do vậy, điều kiện để các mã chứng khoán này được giao dịch trở lại là phải khắc phục được các vi phạm đó.
"Theo quy định của pháp luật, FLC là phải có báo cáo kiểm toán năm 2021, báo cáo soát xét 6 tháng năm 2022 và tổ chức đại hội đồng cổ đông theo quy định", ông Chi thông tin.
Còn đối với ROS cũng không có báo cáo kiểm toán và không họp cổ đông thường niên. Do vậy, các cổ phiếu này chỉ được giao dịch khi khắc phục được vi phạm và có nguyện vọng trở lại thì Sở Giao dịch chứng khoán và Uỷ ban Chứng khoán sẽ chấp nhận.
Liên quan đến quyền lợi của nhà đầu tư, theo ông Chi, việc nhóm cổ phiếu FLC bị đình chỉ giao dịch thì nhà đầu tư đương nhiên bị ảnh hưởng do không được mua bán trên thị trường.
"Với trách nhiệm là cổ đông thì nhà đầu tư phải có ý kiến, phải yêu cầu ban điều hành doanh nghiệp thực hiện khắc phục những cái thiếu sót, vi phạm sớm nhất để đưa cổ phiếu trở lại, khi đó quyền lợi cổ đông sẽ trở lại", ông Chi khuyến nghị.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, các cổ đông cần phải yêu cầu ban điều hành doanh nghiệp thực hiện khắc phục những cái thiếu sót, vi phạm
Về các giải pháp phòng ngừa các vụ việc tương tư, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết các cơ quan chức năng mới chỉ đạo một loạt giải pháp cụ thể để chấn chỉnh và phòng ngừa các vụ việc tăng vốn ảo trên trên thị trường chứng khoán.
Các công việc bao gồm hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, giám sát và kiểm tra các công ty niêm yết, thay đổi cơ cấu vốn doanh nghiệp, giám sát các thành viên thị trường và các giao dịch chứng khoán...
Chỉ thị 02 ban hành mới đây của Bộ Tài chính cũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, ổn định trên thị trường chứng khoán.
Bộ Tài chính đã đề nghị Ủy ban Chứng khoán và các đơn vị chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giải quyết triệt để các vấn đề, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chính sách, hạn chế các lỗ hổng chính sách tạo cơ hội cho các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán.
Trong đó lưu ý với các công ty có hiện tượng tăng vốn nhanh, doanh thu chưa tương xứng với quy mô vốn, hạn chế tình trạng tăng vốn ảo, chuyển tiền lòng vòng, tiền thu được từ quá trình thay đổi cơ cấu vốn sử dụng không đúng mục đích đăng ký...
Bộ Tài chính còn yêu cầu các đơn vị liên quan lên kế hoạch kiểm tra, thanh tra toàn diện hoạt động của các công ty kế toán, kiểm toán và các công ty cung cấp dịch vụ để phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Bộ cũng giao nhiệm vụ giám sát sát thị trường chứng khoán cơ sở và phái sinh, quản lý cũng phải thanh kiểm tra các quỹ đầu tư trái phép, quỹ không hoạt động để rút giấy phép, các nhóm tài khoản có dấu hiệu bất thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng Công ty Thép Việt Nam TVN lỗ gần 124 tỷ đồng trong quý III
Giá vàng ngày 4/11/2024: Thị trường vàng có xu hướng tăng hay giảm trong tuần mới?
Đà Nẵng: Xử nghiêm tiểu thương tăng giá bất hợp lý dịp cuối năm
Giá nông sản ngày 4/11/2024: Cà phê, hồ tiêu giữ giá
Giá ngoại tệ ngày 4/11/2024: USD tiếp tục xu hướng đi lên trước các sự kiện lớn sắp diễn ra
Giá heo hơi ngày 4/11/2024: Các tỉnh miền Bắc tăng nhẹ