Khuyến khích siêu thị đăng tin lên mạng xã hội phục vụ mua hàng tránh bão
Ứng phó siêu bão Yagi, doanh nghiệp tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần / Xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý, sử dụng nhà chung cư
Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa thông tin về tình hình thị trường hàng hoá chuẩn bị phòng, chống bão số 3.
Tại Hà Nội, các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn vẫn mở cửa phục vụ người dân trong ngày 7/9. Lượng hàng hóa hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng tươi sống, rau củ quả… tại các điểm bán đã được bổ sung đầy đủ, nguồn cung ứng dồi dào.
Để đối phó với cơn bão số 3, các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn đã làm việc với các nhà cung cấp và có kế hoạch đẩy mạnh dự trữ các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, trong đó các mặt hàng tươi sống, rau xanh, củ quả tăng gấp 2 so với ngày bình thường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có phương án luân chuyển hàng hóa liên tục đến tại các điểm bán, triển khai các kênh bán hàng trực tuyến để sẵn sàng hỗ trợ, phục vụ đầy đủ nhu cầu của nhân dân.
Lượng khách đến mua sắm tại các điểm bán hàng trong ngày 7/9 đã giảm mạnh so với ngày 6/9. Các mặt hàng được ưu tiên mua sắm vẫn là các mặt hàng tươi sống và rau củ, giá bán hàng hóa tương đối ổn định.
Các siêu thị được khuyến khích bán hàng qua mạng xã hội, phục vụ người dân khi bão số 3 đổ bộ miền Bắc.Tại Quảng Ninh: Do có sự chuẩn bị từ trước nên lượng hàng tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi luôn ổn định và có xu hướng tăng so với ngày thường nhằm sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, siêu thị MM Mega Market đã chủ động tăng cường thêm 2 chuyến hàng về rau, củ, quả; thực phẩm phục vụ tiêu dùng của người dân.
Một số mặt hàng rau, củ, quả có xu hướng tăng từ 5%-10% so với ngày trước đó, tập trung tại các chợ, cửa hàng nhỏ.
Để bảo đảm cung ứng hàng hóa, Sở Công thương đã khuyến khích các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đăng tải thông tin hàng hóa của đơn vị lên zalo, facbook cá nhân/đơn vị để người tiêu dùng biết, lựa chọn mua sắm hàng hóa. Kích hoạt nhóm zalo liên hệ với phòng kinh tế/kinh tế hạ tầng/kế hoạch tài chính của 13 địa phương trong tỉnh để thường xuyên nắm bắt thông tin tình hình cung cầu, giá cả thị trường và diễn biến bão trên địa bàn tỉnh.
Về phương án bảo đảm cấp điện, 100% đơn vị hoạt động điện lực đã xây dựng và thực hiện phương án phòng chống lụt bão; bố trí nhân lực, vật lực; tổ chức ứng trực 24/24. Các nhà máy nhiệt điện thường xuyên kiểm tra các khu vực tiềm ẩn nguy cơ sự cố...
Tại Hải phòng: Theo báo cáo và qua ghi nhận thực tế tại một số chợ trên địa bàn trong ngày 7/9, một số cửa hàng bách hóa trên địa bàn quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Hải An, nhiều hộ tiểu thương tại các chợ đã đóng các quầy hàng. Các quầy hàng mở cửa chủ yếu bán các mặt hàng rau củ quả, thịt, gạo, mỳ. Lượng người dân mua sắm tại các chợ rất ít. Đối với các cửa hàng bách hóa kinh doanh tại nhà vẫn mở cửa phục vụ khách hàng, tuy nhiên nhu cầu mua sắm không lớn.
Về nguồn cung hàng hóa cho thị trường, lượng hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp đối với các mặt hàng thiết yếu cung ứng ra thị trường tăng 60-80% so với ngày thường. Đối với các mặt hàng thực phẩm đông lạnh, hàng thủy hải sản, trứng gia cầm số lượng còn khá nhiều, tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ ít.
Đối với 7 doanh nghiệp cam kết dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2024, tính đến ngày 7/9 vẫn duy trì số lượng hàng dự trữ.
Tại Tuyên Quang: Sở Công Thương đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị cung ứng hàng hoá lớn trong tỉnh chủ động, khẩn trương chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng cung ứng ra thị trường trong trường hợp bị cô lập, chia cắt do bão.
Qua nắm tình hình thực tế và báo cáo nhanh của các đơn vị, tỉnh Tuyên Quang đủ hàng hoá để cung cấp ra thị trường trong thời gian xảy ra bão lụt. Các doanh nghiệp đã chủ động nhập thêm hàng hoá cách đây 1 tuần, các chợ và siêu thị hàng hoá vẫn phong phú đầy đủ. Sức mua của người dân tăng khoảng 20-25% nhưng không có tình trạng ng dân tích trữ, găm hàng với số lượng lớn.
Tại Nam Định, cây cối đổ nhiều do gió to. Hàng hoá được cung ứng đủ và không có hiện tượng tăng giá. Các địa phương đã có kế hoạch để cần thiết cung ứng hàng hoá đến các vùng bị chia cắt.
Các tỉnh Cao Bằng, Quảng Nam, Điện Biên, Hà Giang, hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường, tình hình cung cầu hàng hóa vẫn ổn định.
Vụ Thị trường trong nước dự báo, trong ngày 8/9, nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa tiếp tục mở hàng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường sẽ giảm do mưa, bão và hàng hóa thiết yếu đã được mua từ ngày 6/9; các mặt hàng được tiêu thụ nhiều vẫn chủ yếu là thực phẩm và mặt hàng thiết yếu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng
Giá ngoại tệ ngày 24/12/2024: Đồng USD và NDT tiếp tục xu hướng giảm
Giá nông sản ngày 24/12/2024: Cà phê giảm 500 đồng/kg, hồ tiêu đi xuống 1.000 đồng/kg