Kỳ vọng vào đột phá chiến lược để phát triển kinh tế
Thương mại song phương Việt Nam- Canada tăng 6,6% năm 2020 nhờ CPTPP / Bắp cải Trung Quốc màu lạ, hút khách vào dịp cận Tết
Một trong những vấn đề quan trọng được xác định trong Dự thảo văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển toàn diện nguồn nhân lực và khoa học công nghệ và hoàn thiện kết cấu hạ tầng.
Trong những ngày này, bày tỏ niềm tin và kỳ vọng vào đại hội, nhiều ý kiến cho rằng, 3 đột phá chiến lược này sẽ là những nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Ảnh minh họa - VOV.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019 đều trên dưới 6 - 7%. Lạm phát duy trì thấp dưới 4%. Năm 2020 dù chỉ tăng trưởng 2,91%, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới.
Đây là kết quả nỗ lực của cả hệ thống dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việc khách quan nhìn nhận thành công và hạn chế giai đoạn vừa qua sẽ giúp cho việc hoạch định đường lối giai đoạn tới đây.
Để tiếp tục giữ được đà tăng trưởng cao, 3 đột phá chiến lược đặt ra cho giai đoạn tới gồm thể chế, hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Đây cũng là kỳ vọng của các doanh nghiệp từ Nhà nước đến tư nhân khi đóng góp cho Dự thảo văn kiện Đại hội 13.
Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền, hay quan tâm tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số đây là các quan điểm phát triển được nêu trong văn kiện để đảm bảo lợi ích những lợi ích kinh tế sẽ được chia đều cho người dân, cho các địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
2 ngày tung một sản phẩm mới, Vinamilk tiên phong đưa chuẩn thế giới về Việt Nam
Đẩy mạnh dịch vụ logistics hàng không để phát triển du lịch Việt Nam
Nhìn lại kinh tế Thủ đô - Bài 1: Cán đích hơn mong đợi
Thị trường bất động sản Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực
Ngành nông nghiệp cần tăng tốc