Mặt bằng quản trị công ty của Việt Nam đang ở cấp độ thấp
PGBank bầu hai thành viên hội đồng quản trị độc lập mới / Khai trương mô hình quản trị thông minh của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Diễn đàn thường niên về quản trị công ty (QTCT) lần thứ 7 với chủ đề "Đầu tư vào QTCT: Chiến lược thu hút nhà đầu tư có trách nhiệm trong xu thế quốc tế hóa thị trường", sáng ngày 29/11 đã đưa ra đánh giá mới nhất về QTCT, giúp doanh nghiệp có những chương trình hành động sát hơn, sâu hơn trong quản trị. Sự kiện cũng góp phần đưa ra giải pháp thúc đẩy thị trường tài chính và chứng khoán Việt Nam trở nên minh bạch và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo đánh giá của VIOD tại diễn đàn, năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng QTCT tại Việt Nam. Khi các yêu cầu về QTCT ngày càng gia tăng, việc đầu tư vào quản trị hiệu quả gắn với ESG (môi trường – xã hội – quản trị doanh nghiệp) không chỉ là lựa chọn mà đã trở thành nhu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết và các công ty đại chúng.
Các nhà đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư quốc tế đang tập trung và dịch chuyển các khoản đầu tư bền vững vào những doanh nghiệp thực thi QTCT gắn với đo lường mức độ tạo tác động đến môi trường và xã hội. QTCT được đánh giá là một kênh rất quan trọng để dẫn vốn vào thị trường, vào doanh nghiệp.
QTCT gắn với ESG giờ đây đã trở thành một thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo niềm tin đối với thị trường, các nhà cung cấp và là công cụ đo lường hành động, cam kết của doanh nghiệp đối với tạo tác động tới môi trường và xã hội. Đó cũng là nền tảng tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp khi thực thi chiến lược phát triển bền vững.
Tuy nhiên, cũng theo VIOD, mặt bằng QTCT của Việt Nam hiện nay đang ở cấp độ thấp trong khu vực ASEAN; thấp hơn mức độ trung bình trong đánh giá Thẻ điểm QTCT Đông Nam Á (ACGS).
Bởi vậy, yêu cầu nâng cao chất lượng và mặt bằng QTCT cho Việt Nam cần được thực sự coi trọng như một mục tiêu chiến lược quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu. Điều này cũng đã được nêu rõ trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023.
Nâng cao chất lượng và mặt bằng QTCT không chỉ thu hút vốn đầu tư của các quỹ đầu tư quốc tế mà còn tạo nền tảng phát triển bền vững cho chính thị trường chứng khoán. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Bối cảnh này đặt ra cho các các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phải tìm ra cách thức để nâng cao chất lượng QTCT, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu tư xanh đến từ các nhà đầu tư có trách nhiệm. Đồng thời, rút ngắn khoảng cách về mặt bằng QTCT của Việt Nam với khu vực Đông Nam Á.
Tại diễn đàn, VIOD lần đầu tiên công bố sáng kiến VNCG50. Đây là bộ thẻ điểm được xây dựng dựa trên các chỉ số đánh giá của ACGS theo các thông lệ tốt. Cùng đó, dựa trên thực tiễn về QTCT tại Việt Nam.
VNCG50 được đánh giá bởi hội đồng gồm các thành viên là các chuyên gia đến từ các sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đại diện quỹ, công ty chứng khoán và chuyên gia độc lập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giảm thuế 15% với ngưỡng doanh thu 3 tỷ đồng khó mang lại hiệu quả thực tế
Cá cược bóng đá phi pháp làm thất thoát hàng tỷ USD
Đội bay Emirates đón chiếc A350-900 đầu tiên
Hè 2025, Cebu Pacific sẽ nâng tần suất đường bay Manila – Đà Nẵng lên 2 chuyến/ngày
Mặt bằng quản trị công ty của Việt Nam đang ở cấp độ thấp
Hỗ trợ du khách quốc tế thanh toán online thuận tiện tại Việt Nam