Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025 / Nhìn lại kinh tế Thủ đô - Bài 1: Cán đích hơn mong đợi
Thông tin được ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ngày 26/12 tại Hà Nội.
Đánh giá về mục tiêu này, ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) đánh giá, mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng từ 10-12% so với năm 2024 là khá “nặng”. Bởi theo ông, trong năm 2025, xung đột thương mại Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Ở góc nhìn khác, ông Phạm Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Cục Xuất nhập khẩu đặt mục tiêu năm 2025 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2024 tăng 15% so với năm 2023. Cần đưa về cùng một con số so sánh chứ không nên chỉ tách ra riêng mục tiêu tăng trưởng của riêng xuất khẩu.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, cần quán triệt tinh thần thành tích năm sau phải cao hơn năm trước.
"Có đồng chí nói rằng có lạc quan quá không, hay có nhiều khó khăn. Đây là câu chuyện mục tiêu đặt ra buộc phải hành động. Còn đạt được hay không cuối năm 2025 chúng ta sẽ xem xét. Tôi còn cho rằng, mục tiêu tăng trưởng từ 10-12% còn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn phải hơn nữa”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.
Thứ trưởng đề nghị Cục Xuất nhập khẩu phải quán triệt nhiệm vụ và xây dựng những giải pháp liên quan cả câu chuyện mở rộng thị trường cho xuất khẩu, đồng thời với đó là tăng năng lực sản xuất trong nước.
Trong kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2025 phải có sự kết nối với các đơn vị trong Bộ, thông qua các kênh, trong đó xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới, hoạt động xúc tiến thương mại cũng phải đổi mới, hoạt động logistics thông suốt, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển và thúc đẩy xuất khẩu.
Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu cần phải đưa ra các mục tiêu và giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Cùng với công tác xuất nhập khẩu, Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục cần tăng cường công tác giám sát kiểm tra. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương mở rộng hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như hợp tác chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng qua biên giới.
Ứng dụng đổi mới công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, khuyến khích triển khai các kênh thương mại điện tử theo cả mô hình doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) cũng như doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C).
Ngoài ra, cần tạo ra sự liên thông, kết nối thông tin, dữ liệu giữa các phòng, ban trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa để tạo cơ sở pháp lý ràng buộc, minh bạch cho việc tổ chức, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý nhà nước...
Để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng 10-12% so với năm 2024, tiếp tục duy trì xuất siêu trên 20 tỷ USD, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) để đa dạng hóa thị trường và sản phẩm. Đồng thời, việc đầu tư vào công nghệ và hạ tầng logistics là điều kiện tiên quyết để nâng cao sức cạnh tranh.
Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Cục Xuất nhập khẩu sẽ tăng cường công tác dự báo và cảnh báo sớm về tình hình xuất nhập khẩu, đồng thời phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Ngoài ra, Cục sẽ tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các cam kết từ FTA, xây dựng hạ tầng logistics hiện đại, và thúc đẩy thương mại chính ngạch tại các khu vực biên giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo