Muốn làm giàu bằng cây đinh lăng - phải có 'máu liều'
Nhóm 5 người ở xã Quỳnh Đôi thực hiện dự án trồng cây đinh lăng gồm anh Hồ Đình Trung (SN 1978), là Hiệu phó trường THCS Quỳnh Tân cùng các bạn đồng trang lứa gồm Hồ Đình Thắng, Hồ Sỹ Toàn, Nguyễn Ngọc Sơn và Hồ Ngọc Khánh.
Nơi được lựa chọn thực hiện dự án là vùng đất Cửa Vườn. Đây là khu vực đất 2 lúa của bà con nông dân trong xã. Do thời gian gần đây nhân lực lao động hạn chế, việc đồng áng phải thuê mướn, hiệu quả kinh tế có phần giảm sút, nên các gia đình có đất tại đây đã đồng ý cho nhóm của anh Trung sử dụng trong thời gian 10 năm; với kinh phí 1,9 triệu đồng/sào/năm.
Đặt chân đến vùng Cửa Vườn, quanh cảnh nơi đây đúng là còn “kém khí thế” như lời cán bộ Phòng NN&PTNT huyện trao đổi. Cây đinh lăng 6 tháng tuổi được trồng trên khoảng diện tích 2ha còn nhỏ, chỉ cao độ 30cm, nhiều cây bị khuất lấp trong cây bụi. Hiểu suy nghĩ của người đến tham quan, anh Hồ Đình Trung cười xòa: “Khi biết tin có nhà báo đến thăm, chúng tôi cũng rất ngại vì thực tế còn rất khó khăn. Như thời tiết nắng nóng này, chúng tôi phải dùng cây bụi để làm mát cho đinh lăng đấy…”.
Thông qua đài báo, internet, các anh biết ở Nam Định, Bắc Giang là hai địa bàn có những vùng trồng đinh lăng cho thu nhập rất tốt. Cả 5 người đã lên đường ra hai địa bàn này, tìm đến những gia đình có thâm niên để học hỏi kinh nghiệm; đồng thời, liên hệ cả với đơn vị chuyên thu mua đinh lăng để nhập cho Công ty dược Trapaco để xác định đầu ra…
Tích lũy được chút kinh nghiệm, thuê được 3ha đất, các anh đã đầu tư mua đến 5 vạn cây đinh lăng giống để trồng thử nghiệm. Đinh lăng là giống cây kỵ hạn, kỵ rét, kỵ úng ngập và kỵ sương muối. Kinh nghiệm của cả 5 người chưa được bao nhiêu, vậy nên, rất nhiều cây đinh lăng bị quăn lá, ngả màu đen và chết rũ…
Không nản chí, các anh tiếp tục mua lại giống và trồng xen lại. Tính ra, tổng số cây đinh lăng giống đã mua lên tới 10 vạn cây. Và đến nay, qua 6 tháng ươm trồng, còn khoảng 4 vạn cây đã đủ sức để chống chọi với thời tiết nắng hạn.
Anh Trung nói: “Ngày xưa, Danh y Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác đã gọi cây đinh lăng là “cây sâm của người nghèo”. Mình không trồng được thì thôi, chứ có là người ta đến tận nơi thu mua hết, từ gốc, thân, cành, lá…”.
Biết ở huyện Con Cuông năm 2015 cũng từng được một tổ chức nước ngoài cho thực hiện dự án cây đinh lăng. Thế nhưng cũng gặp sương muối mà hư hại hết. Nói ra chuyện này, Trung khá bình thản: “Bọn em qua thời gian vừa rồi đã có kinh nghiệm rồi. Tới đây, sẽ có giải pháp vừa trồng thêm một loại cây trồng mới, vừa là giàn chống sương muối cho đinh lăng…”.
Theo tính toán của Trung, chi phí đến nay cho cây giống khỏng 500 triệu đồng; với thời gian 3 năm, kinh phí thuê đất khoảng 360 triệu; nhân công lao động khoảng 150 triệu; đầu tư hạ tầng 500 triệu; vị chi tổng kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng.
Đinh lăng nếu ổn định, sau 3 năm cho thu hoạch giá trị khoảng 100 nghìn đồng/gốc thì cũng thu được từ 3 – 4 tỷ đồng; ngoài ra, với 1ha còn lại đang trồng cây cảnh, chăn nuôi cá cũng cho một khoản thu bổ sung. “Hiện nay bọn em cũng nhận ra giống cây mình mua từ Bắc về khó thích ứng với thời tiết Nghệ An nên đang đầu tư để tự tạo ra cây giống. Thế nên đã thử nghiệm ươm thử hơm 2.000 hom giống đinh lăng từ cây bản địa. Đúng như suy nghĩ, loại tự ươm này phát triển rất tốt…”.
Nhìn vườn ương này, nghĩ tới món tiền tỷ mà các anh đã đầu tư, rồi lại liên tưởng về những lời nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng từng nói “làm kinh tế rất cần có chút máu liều”, mà thấy việc tìm tòi hướng đi mới trong phát triển kinh tế của các anh thêm quý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Căn hộ dịch vụ cho thuê thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng