Năm buồn với xuất khẩu cà phê, thiệt hại 3.000 tỷ đồng vì mất giá
Công dụng 'thần kì' từ đường thốt nốt / Trúng số 35.000 tỷ đồng nhưng "không thèm đi nhận"
Lượng tăng, giá giảm
Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTTN: XK cà phê 11 tháng năm 2018 ước đạt 1,73 triệu tấn và 3,3 tỷ USD, tăng 23,4% về khối lượng nhưng chỉ tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Đáng chú ý, giá cà phê XK bình quân 10 tháng năm 2018 chỉ đạt 1.894 USD/tấn, giảm mạnh 16,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Dự báo, trong niên vụ 2018-2019, sản lượng cá phê sẽ giảm khoảng 20%. Ảnh: N.Thanh
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 12,5% và 9,5%. Tại thị trường nội địa, trong tháng 11, thị trường cà phê trong nước biến động giảm theo xu hướng thị trường thế giới. So với tháng trước đó, cà phê vối nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 700–900 đồng/kg xuống còn 34.600 – 35.200 đồng/kg.
Xung quanh câu chuyện sản xuất, XK cà phê năm nay, ông Phan Xuân Thắng-Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) cho hay: Đợt khủng hoảng giá cà phê trong năm vừa qua đã gây thiệt hại cho ngành khoảng 2.500 - 3.000 tỷ đồng. Chi phí sản xuất cho một kg cà phê là 35.000 đồng, trong khi đó, giá bán có lúc giảm tới dưới mức 32.000 đồng/kg. Điều này khiến người dân phải chịu thua lỗ.
Nhìn toàn cảnh "bức tranh" sản xuất, XK cà phê năm nay dễ thấy, giá cà phê giảm sâu chủ yếu là bởi chịu ảnh hưởng từ đà lao dốc giá cà phê thế giới.
Cụ thể, theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO): Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2017 - 2018 ước đạt 164,81 triệu bao, tăng 5,7% so với niên vụ 2016 - 2017. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê chỉ ở 162,23 triệu bao, tăng 1,8%. Toàn niên vụ, thế giới dư thừa 2,58 triệu bao, gây áp lực lên giá cà phê. Đỉnh điểm là đầu tháng 9, giá cà phê chạm đáy 12 năm xuống còn 98,65 cent/pound.
Sản lượng đi xuống, giá khó lên
Ông Thắng dự báo, trong niên vụ 2018-2019, sản lượng cá phê sẽ giảm khoảng 20%, xuống còn 1,2 triệu tấn.
Xung quanh vấn đề sản xuất, XK cà phê niên vụ tới, ông Lương Văn Tự - Chủ tịch VICOFA phân tích thêm có ba yếu tố chính tác động tới sản lượng. Đó là, niên vụ 2017 - 2018 ghi nhận sản lượng cao hơn vụ trước đó. Đối với sinh lý cây cà phê, năm ngoái được mùa năm nay sẽ mất mùa. Ngoài ra, thời gian qua, việc cà phê thua lỗ, người dân chuyển sang trồng các loại cây khác khiến diện tích cà phê giảm. Bên cạnh đó, năm nay mưa nhiều và mưa lớn kéo dài, nước đọng, nhiều vườn cà phê xảy ra tình trạng quả non rụng quá mức bình thường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng cà phê niên vụ tới.
Nông dân trồng cà phê các tỉnh Tây Nguyên đang gặp nhiều khó khăn vì sản lượng và giá cà phê niên vụ này đều giảm mạnh so với niên vụ trước. Ảnh minh hoạ: I.T
Bộ NN&PTNT dự báo: Giá cà phê thời gian tới sẽ khó khởi sắc do sản lượng vụ cà phê mới năm nay của Brazil, sau khi đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước được cho là dư thừa khoảng 4 – 5 triệu bao XK.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ổn định của ngành cà phê, tránh phụ thuộc quá nhiều vào biến động giá cả từ thị trường thế giới, nhiều chuyên gia nêu quan điểm: Mấu chốt vẫn là cần đẩy mạnh hơn nữa khâu chế biến cà phê, XK cà phê rang xay thay vì chủ yếu XK cà phê thô như hiện tại. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả cho cà phê Việt Nam cũng là yếu tố không được lơ là.
Ông Đỗ Kim Lang - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phân tích rõ hơn: Việt Nam hiện chủ yếu sản xuất, XK cà phê nhân, không đem lại giá trị gia tăng cao. Thế giới biết Việt Nam XK cà phê, song thực tế không biết cà phê Việt Nam như thế nào. Một số nhãn hàng như Trung Nguyên, Nguyên Trang… đã tự đem cà phê XK tới các thị trường quốc tế, song hầu hết thị trường cũng không mang tầm cạnh tranh đẳng cấp toàn cầu, thậm chí cà phê Việt Nam còn chưa tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong bối cảnh hiện tại, Chính phủ cần quan tâm hơn đến đẩy mạnh XK hàng có thương hiệu, nâng giá trị gia tăng của sản phẩm XK cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thương hiệu cho ngành cà phê hay bất kỳ ngành nào khác là mục tiêu chủ yếu của Việt Nam trong XK nông sản.
Cục Xúc tiến thương mại đã và đang chủ trì xây dựng thương hiệu cho các ngành hàng, đặc biệt là ngành hàng thực phẩm. Trong đó, cà phê là ngành được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh