Ngạc nhiên vai trò mới của tiểu liên PPSh-41 trong QĐND Việt Nam
Dù không còn trong trang bị chính thức của Quân đội ta, thế nhưng tiểu liên PPSh-41 vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu ở các quân binh chủng, mà một trong số đó là Lữ đoàn pháo binh 45.
Hình ảnh gần đây nhất về tiểu liên PPSh-41 trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể nói tới trong lễ diễu binh kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 2014, khi PPSh-41 cùng chiếc áo trấn thủ tái hiện hình ảnh chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Còn ở Lữ đoàn pháo binh 45, tiểu liên PPSh-41 lại đóng vai trò cực kỳ đặc biệt trong huấn luyện các pháo thủ tương lai của chúng ta. Nguồn ảnh: Zing.vn
Theo đó để người chiến sĩ pháo binh (khách mời chương trình “Sao nhập ngũ”) nắm chắc các quy tắc bắn, chỉ huy bắn các bài bắn pháo binh trong nhiệm vụ huấn luyện cũng như sẵn sàng chiến đấu, Lữ đoàn pháo binh 45 đã thử thách các pháo thủ của chúng ta với bài huấn luyện bắn pháo sa bàn. Trong ảnh là trận địa mục tiêu giả định tại Lữ đoàn pháo binh 45 được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện pháo thủ. Nguồn ảnh: QPVN.
Ba nhân vật khách mời trong chương trình của chúng ta sẽ được thử thách ở vị trí người chỉ huy làm sao trong thời gian nhanh nhất tính toán tọa độ mục tiêu chỉ huy khẩu đội pháo tiêu diệt các mục tiêu giả định trên sa bàn đảm bảo chính xác, đúng thời cơ. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là một mục tiêu giả định trên sa bàn, mục tiêu mà các khách mời của chúng ta phải “tiêu diệt” ngay trong các loạt đạn đầu tiên. Nguồn ảnh: QPVN.
Ở đây người chỉ huy phải xác định rõ vị trí và khoảng cách giữa trận địa pháo của do mình chỉ huy với trận địa của đối phương từ đó đưa ra các thông số bắn chính xác cho từng khẩu đội pháo bên dưới. Dĩ nhiên, để có thể nã từng viên đạn pháo chính xác vào mục tiêu người chỉ huy cũng cần phải điều chỉnh thông số bắn các khẩu pháo của mình qua mỗi loạt đạn. Nguồn ảnh: QPVN.
Khá bất ngờ khi những khẩu “pháo” được sử dụng cho bài huấn luyện này lại chính là khẩu tiểu liên PPSh-41 do Liên Xô chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng trong cả hai cuộc Kháng chiến chống Pháp và Mỹ sau này. Theo đó với một vài cải tiến nhỏ khẩu PPSh-41 đã biến thành một khẩu “pháo” trên sa bàn. Nguồn ảnh: QPVN.
Với việc sử dụng các mục tiêu giả định mô phỏng cùng sa bàn trận địa thu nhỏ, người chỉ huy phải tính toán thật chính xác hoặc điều chỉnh các tham số bắn sau mỗi phát bắn để có được các kết quả bắn tốt nhất. Nguồn ảnh: QPVN.
Đối với PPSh-41, mẫu tiểu liên này được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị lần đầu tiên từ năm 1941 và sau đó phục vụ trong suốt nhiều thập kỷ trong quân đội nhiều nước trên thế giới. Tầm bắn hiệu quả của mẫu súng này vào khoảng 125-200 mét xa nhất cũng 500 mét với cỡ đạn tiêu chuẩn 7,62×25mm. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là bộ phận điều chỉnh thước tầm đối với khẩu “pháo” PPSh-41 trong huấn luyện bắn trên sa bàn ở Lữ đoàn pháo binh 45. Nguồn ảnh: QPVN.
Ở kích thước thông thường chiều dài của PPSh-41 lên tới 843mm, tuy nhiên ở đây chúng đã được rút ngắn với việc loại bỏ báng súng để có thể lắp gọn trên giá pháo mô phỏng. Cách thức nạp đạn cho từng phát bắn cũng từng viên thay vì sử dụng hộp tiếp đạn. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là một trận địa pháo binh địch giả định trong huấn luyện bắn pháo trên sa bàn đối với các khách mời của chúng ta. Nguồn ảnh: QPVN.
Cận cảnh nòng “pháo” PPSh-41, chiều dài nòng của nó chỉ khoảng 269mm với trọng lượng tiêu chuẩn chưa bao gồm đạn 3.63kg. Nguồn ảnh: QPVN.
Pháo thủ nạp đạn trực tiếp vào nòng “pháo” PPSh-41 bằng tay cho mỗi phát bắn của người chỉ huy. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Cột tin quảng cáo