Ngân hàng "đốt đuốc" tìm doanh nghiệp tốt để cho vay
2 kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2023 / Doanh nghiệp bất động sản "nhóm lửa trong băng" vượt khó
Trong 3 tuần cuối năm này, các tổ chức tín dụng đang có tới 300 - 400 nghìn tỷ đồng để cho vay, tương ứng dư địa tăng trưởng tín dụng còn lại khoảng 3,5 - 4%. Sau động thái nới room tín dụng củaNgân hàng Nhà nướcmới đây thì vấn đề không phải là thiếu vốn để cho vay mà là làm thế nào để nguồn vốn có thể lan tỏa ra nền kinh tế. Đây là chia sẻ của Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước tại buổi Tọa đàm "Tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp" do báo Người lao động tổ chức.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng trần tăng trưởng tín dụng từ 14% lên mức trên 15,5 - 16%, các ngân hàng thương mại đã được phân bổ thêm dư địa để cho vay. Như Ngân hàng Vietinbank được tăng thêm khoảng 20 nghìn tỷ đồng so với quy mô dư nợ hơn 1,2 triệu tỷ đồng.
Các ngân hàng sau khi được phân bổ thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay cũng đã lên phương án cung ứng vốn. Bên cạnh đó, việc xem xét, tiết giảm chi phí, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ khách hàng cũng đang được triển khai.
Các ngân hàng thương mại đã được phân bổ thêm dư địa để cho vay. Ảnh minh họa.
Theo lãnh đạo Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước, tháng 12,nhu cầu tín dụngcuối năm thường tăng cao do tính mùa vụ nhưng thống kê cho thấy, mức tăng trưởng cho vay thường chỉ từ 2 - 2,2%, trong khi room tín dụng còn lại lên tới 3,5 - 4%, tức lượng vốn các ngân hàng có thể cung ứng ra nền kinh tế trong mấy tuần còn lại của năm rất nhiều.
"Các ngân hàng thương mại cũng đốt đuốc đi tìm doanh nghiệp tốt. Doanh nghiệp mà tốt, không phải một mà nhiều ngân hàng muốn cấp hạn mức tín dụng. Vốn tín dụng là không hề thiếu. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng như thế này, trong vòng 3 tuần chúng ta có room tín dụng 3,5 - 4% thì cực kỳ nhiều", TS Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định.
Chia sẻ những khó khăn và mong muốn tiếp cận vốn của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn, tuy nhiên theo ông Quang, các ngân hàng cũng là doanh nghiệp và việc cho vay phải trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động, nên cần thời gian và đảm bảo chất lượng khoản vay. Bên cạnh đó, vốn tín dụng được tiếp tục định hướng cho vay các lĩnh vực ưu tiên.
Năm 2023 được xác định là năm có nhiều khó khăn, thách thức, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu điều hành đồng bộ các chính sách tiền tệ nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo