Nghệ An: Làm giàu từ nuôi trâu
Quảng Nam: Nhiều mô hình nuôi dúi mang lại hiệu quả kinh tế cao / Hà Tĩnh: Tuổi lục tuần vẫn quyết làm giàu từ trang trại
Hiện không ít hộ gia đình đã thoát nghèo, thậm chí làm giàu nhờ nuôi trâu. Điển hình như hộ chị Lê Thị Châu (khối Đông Lâm, phường Hưng Dũng, Vinh, Nghệ An).
Nhận thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi, sau khi xây dựng chuồng trại xong, năm 2006 chị Châu vay mượn anh em, họ hàng mua 2 con trâu cái giống và 1 con trâu đực giống. Từ 3 con trâu ban đầu, sau hơn 10 năm, tổng đàn trâu được 27 con. Trong đó 11 con trâu sinh sản, 7 con nghé từ 12 - 24 tháng tuổi, 10 con nghé được 5 - 6 tháng tuổi.
Chị Châu cho biết, chị thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi trâu thành công, trên báo đài đặc biệt là thường xuyên lên mạng internet cập nhật thông tin mới nhất để áp dụng trong quá trình nuôi trâu.
Chị Châu chia sẻ: Sau hơn một năm nuôi, đàn trâu bắt đầu sinh sản. Sau khi sinh hai tháng, trâu mẹ tiếp tục mang thai, nghé nuôi từ 8 - 12 tháng tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường và người mua là xuất chuồng, bình quân mỗi con nghé nuôi được 8-12 tháng thì bán được 10 -12 triệu đồng/con, nuôi được 24 tháng bán được trên 20 triệu đồng.
Đàn trâu của chị Lê Thị Châu được chăn thả ven sông Lam.
Một năm, gia đình xuất bán chục con nghé, trừ chi phí còn lãi gần 200 triệu đồng. Hiện đàn trâu của gia đình có giá trị từ 600 - 700 triệu đồng.
Chị Châu cho biết thêm, thời điểm trâu lớn nhanh là vào tháng 5 đến tháng 6, vì thời điểm này tranh thủ thời gian chuyển vụ giữa vụ lúa xuân và vụ mùa, thả trâu cả đêm ngoài đồng, để trâu ăn các mầm lúa non mà người dân thường gọi là lúa chét.
Ngoài ra khi đến vụ mùa trồng lúa thì chị chăn thả ven sông Lam. Tuy nhiên đến mùa đông, trâu thường chịu rét kém nên cần phải chăm sóc tốt, bảo đảm đủ rơm khô, giữ ấm cho đàn trâu và tùy thời tiết mà chăn thả cho phù hợp.
Trao đổi thêm về kinh nghiệm chăm sóc đàn trâu trong mùa đông, chị Châu cho biết thêm: Không nên chăn thả lẫn với các đàn trâu khác, những ngày rét phải pha nước muối ấm cho trâu uống và thả muộn, khi trời đã tan giá và đưa trâu về sớm hơn thường ngày. Như vậy vừa tạo điều kiện để trâu có thời gian vận động, thích nghi dần với thời tiết và tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên, dành thức ăn chuẩn bị sẵn cho các đợt rét khác.
“Nuôi trâu vốn đầu tư lớn nhưng bù lại ít rủi ro, trâu ít bị bệnh, có lãi cao hơn nhiều vật nuôi khác, tận dụng được rơm rạ và các sản phẩm phụ từ nông nghiệp… Tùy thuộc vào thời tiết chúng ta chăn thả cho hợp lý, chỉ cần 1 người vẫn chăm sóc được 20 - 30 con trâu mà vẫn còn thời gian làm việc khác", chị Châu cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang