Người dân lo lắng vì giá ớt cay xuất khẩu chỉ bằng một nửa năm ngoái
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Nông sản Việt gặp nhiều bất lợi, xóa bỏ rào cản trì trệ về kinh doanh xăng dầu / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Nỗi lo xuất khẩu nông sản, ngừng nhập gỗ rừng từ Lào và Campuchia
Vụ đông 2017, bà Nguyễn Thị Nhịp tại thôn Đồng Tình, xã Định Hưng, Yên Định trồng 2 sào ớt (1.000m2). Nhờ giá ớt cao, bình quân bán tại ruộng 20.000 đồng/kg, với 2 tấn ớt, bà Nhịp thu về 40 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng trên 20 triệu. Năm nay, ớt được mùa nhưng giá đầu mùa chỉ bán với giá 10.000 đồng (ớt chín), 8.000 đồng (ớt xanh) nên bà rất lo lắng.
Theo người trồng ớt xã Định Hưng, đầu tư ban đầu cho 1 sào (500 m2) hết khoảng 5 triệu đồng, chưa tính công chăm sóc, công hái. Vì thế, với mỗi sào ớt, nếu không thu về được 15 - 20 triệu đồng (tương đương với 15 - 20 nghìn đồng/kg) thì coi như làm công không.
“Năm nay, tôi trồng những 5 sào. Đơn vị thu mua là HTXNN Định Hưng chỉ thu mua với giá bằng 1/2 so với thời điểm này năm 2017. Tuy rẻ nhưng cũng phải hái bán, để trên cây nhiều quả, những quả còn lại sẽ nhỏ và chín quá sẽ thối. Nếu giá cả cứ như thế này thì đến cuối vụ thì lỗ to”, bà Nhịp cho biết.
Vụ đông năm nay, HTXNN Định Hưng đứng ra liên kết với các công ty trên địa bàn thu mua toàn bộ ớt quả cho 500 hộ dân trồng 70ha ớt theo giá cả thị trường. Ông Bùi Văn Ngư, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTXNN Định Hưng cho biết, mấu chốt để nông dân dám đầu tư sản xuất ớt là nhờ HTX liên kết được với các đơn vị thu mua. Tuy nhiên, theo thỏa thuận, đơn vị này thu mua toàn bộ sản phẩm theo giá cả thị trường nên có thời điểm lên, thời điểm xuống.
“Nếu tính bình quân năng suất ớt đạt 17 - 18 tấn/ha và giá cả ổn định ở mức bình quân 20 triệu đồng/tấn thì nông dân có thể thu về 340 - 360 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi ròng 170 - 180 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, giá cả ớt lên xuống thất thường, có thời điểm ớt chín được thu mua với giá 70 - 80 nghìn đồng/kg như năm 2015, 2016. Năm nay đầu vụ chỉ bán với giá từ 8 - 10 nghìn đồng/kg, chỉ bằng 1/2 so với thời điểm này của năm 2017. Cái này không thể trách đơn vị bao tiêu được vì họ vẫn đang tuân thủ đúng ràng buộc trong hợp đồng do chính người nông dân lựa chọn. Chúng tôi cũng chỉ là đơn vị trung gian, giá cả lên, xuống hoàn toàn do thị trường điều tiết”, ông Ngư chia sẻ.
Cũng theo ông Ngư, tuy cam kết bán toàn bộ sản phẩm cho đơn vị thu mua nhưng thực tế, khi giá lên, nông dân lại đem bán ra ngoài với giá nhích hơn, thu tiền tươi, thóc thật; khi giá xuống, nông dân lại quay sang dồn sản phẩm cho HTX thu mua.
“Có hợp đồng nông dân mới dám sản xuất với quy mô lớn. Thậm chí, HTX còn cho vay vật tư đầu vào nhưng vẫn không thu được toàn bộ sản phẩm. Hằng năm chúng tôi cũng chỉ thu mua được khoảng 1/5 sản lượng ớt toàn xã. Số còn lại, thương lái, đại lý nhỏ vẫn vào cạnh tranh dù họ không hợp đồng, không đầu tư ban đầu cho nông dân…”.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Nhịp xác nhận: “Gia đình tôi bán cho cả tư thương, đại lý nhỏ lẻ lẫn HTX dù biết điều này là không tuân thủ đúng hợp đồng. Có những thời điểm, bán cho tư thương giá cao hơn lại thu được tiền tươi”.
Cần làm tốt hơn nữa mối liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp |
“Có những năm giá ớt đạt đỉnh, nông dân có thể thu về gần 1 tỷ đồng/ha, trừ chi phí cũng lãi ròng 400 - 500 triệu đồng. Những năm gần đây, chúng tôi liên kết với Công ty TNHH Tình Cầm Và HTX rau quả Cẩm Sơn. Bản thân doanh nghiệp, vì nhu cầu họ sẵn sàng liên kết theo hai phương thức, hoặc mua toàn bộ theo giá cả thị trường hoặc mua theo giá sàn. Nông dân đã lựa chọn bán theo giá thị trường nhưng khi giá cao lại lén lút bán ra ngoài. Như vậy là thiếu chung thủy và cần phải siết chặt lại”, ông Quý cho hay.
Ớt cay là cây trồng xuất khẩu và cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn nhiều đối tượng cây trồng vụ đông khác tại Thanh Hóa. Đặc điểm của cây ớt cay F1 là có thể kéo dài thời gian lưu gốc và thu hoạch sang đến tháng 4 - 5 năm sau trên những diện tích chuyển đổi đất trồng lúa và vẫn cho năng suất tương đối cao.
Trong những năm qua, nhờ làm tốt mối liên kết, diện tích cây ớt cay lai F1 liên tục tăng. Tuy nhiên, so với thời kỳ hoàng kim những năm 2015, 2016, giá ớt cay nay đã hạ nhiệt. Trong bối cảnh mối liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp (thông qua HTX) đang lỏng lẻo, ngành nông nghiệp địa phương cần có phương án để ớt cay vừa là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà nông vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao