Nhân lực ngành logistics: Yếu đủ đường, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
DNVN - Nhân lực ngành logistics tại Việt Nam được cho là còn thiếu kiến thức toàn diện, trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa theo kịp tiến độ phát triển của logistics thế giới, tiếng Anh nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu.
Báo Mỹ bóc lý do chứng khoán Việt Nam giảm về thấp nhất gần 2 năm / Giá vàng ngày 8/10/2022: Tiếp tục lao dốc phiên cuối tuần
“Ngày hội việc làm ngành logistics - Logistics Job Fair 2022” ngày 9/10 tại TP Hồ Chí Minh nằm trong chuỗi sự kiện Festival Valoma Confest 2022 do Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) tổ chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics Việt Nam
Đây là hội chợ việc làm đầu tiên dành cho ngành logistics được tổ chức dưới hình thức offline trong ngày 9/10 tại Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM và diễn ra online trong 3 tháng liên tục. Tại đây, các doanh nghiệp đã mang đến hơn 3000 vị trí việc làm trong lĩnh vực logistics cho các sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh và các trường đại học, cao đẳng ứng tuyển.
Với hơn 3.000 vị trí việc làm do các doanh nghiệp mang đến, Ngày hội việc làm ngành logistics đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia.
Số liệu của VALOMA cho thấy, tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm, đóng góp 2-4% GDP cả nước. Cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế.
Tuy vậy, nhân lực ngành logistics tại Việt Nam được cho thiếu kiến thức toàn diện, trình độ ICT còn hạn chế, chưa theo kịp tiến độ phát triển của logistics thế giới. Trình độ tiếng Anh nghiệp vụ logistics chưa đáp ứng được yêu cầu.
Dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực về logistics là trên 200.000 người. Trong khi khả năng đáp ứng về nhu cầu nguồn nhân lực logistics hiện chỉ khoảng 10% nhu cầu của thị trường. Còn nguồn cung cấp lao động cho ngành dịch vụ này mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu cho các doanh nghiệp.
Cùng ngày, tại Hội thảo “Nguồn nhân lực trong quản lý cảng và logistics: Xu hướng và thách thức” do VALOMA tổ chức, các chuyên gia, giảng viên trong ngành đã chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong tìm kiếm nguồn nhân lực ở lĩnh vực này.
TS Đinh Gia Huy - Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nguồn lao động trong lĩnh vực này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường lao động cũng như xu hướng phát triển công nghệ của ngành.
Trong khi đó, nhu cầu lao động trong lĩnh vực cảng và logistics trên thế giới đang tăng với tốc độ 10-12%/năm. Việt Nam là một trong 4 quốc gia của khu vực Đông Nam Á có tiềm năng phát triển cả cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics, đứng thứ 3, chỉ sau Singapore và Thái Lan.
Cụ thể, Việt Nam có 34 cảng biển, 296 cảng biển được công bố khai thác với tổng chiều dài khoảng 96km, công suất thông qua khoảng 750 triệu tấn/năm. 2 cảng biển loại đặc biệt là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chỉ tính riêng Bà Rịa - Vũng Tàu, với 52 dự án, đưa vào khai thác được 26 dự án cảng biển, công suất khoảng 76,5 triệu tấn/năm. Theo khảo sát, số lao động phục vụ cho một cảng biển trên địa bàn tỉnh này dao động từ 200-300 người. Nếu 52 dự án cảng đi vào hoạt động thì nguồn nhân lực chuyên ngành cảng phải cần khoảng 13.000 lao động.
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam
Cột tin quảng cáo