Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thấp
Các loại trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Anh / Doanh nghiệp chưa khai thác hết tiềm năng thị trường đồ chơi trẻ em
Giảmlãi suấtđiều hành lần thứ 4
Ngân hàng Nhà nướcđã giảm các mức lãi suất điều hành lần thứ 4 trong năm nay, với mức giảm 0,5%/năm với một số loại lãi suất như lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất tái cấp vốn, hay lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa với các lĩnh vực ưu tiên.
Riêng trần lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm 0,25%, từ mức 5,0%/năm xuống 4,75%/năm.
Quyết định này được kỳ vọng sẽ giúp kéo giảm thêm mặt bằng lãi suất thêm trong thời gian tới. Như vậy, sau 4 lần tổng mức giảm lãi suất điều hành khoảng 0,5 - 2%/năm tùy loại.
Theo các chuyên gia kinh tế, đây là quyết định kịp thời, dựa trên tình hình kinh tế vĩ mô, khi lạm phát đã liên tục giảm so với cùng kỳ, từ mức 4,89% trong tháng 1 xuống 2,43% trong tháng 5.
Ngân hàng Nhà nước đã giảm các mức lãi suất điều hành lần thứ 4 trong năm nay. Ảnh minh họa.
Đảm bảo tăng trưởng tín dụng hợp lý, hiệu quả
Có thể nói giảm lãi suất chưa đủ, mà còn cần thêm các giải pháp cải thiện đầu ra cho doanh nghiệp. Tại Hội nghị về giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và hấp thụ vốn của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết chưa bao giờ việc điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh "rất đặc biệt" từ giữa năm ngoái đến nay, nhất là những tháng đầu năm nay khi phải chịu tác động lớn từ tình hình nội tại cũng như thế giới.
Dù lãi suất giảm, nhưng tính đến 10/6, tức là gần nửa năm đã trôi qua, tín dụng mới chỉ tăng khoảng 3,17% - chưa bằng 1/4 mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm nay. Điều đó cũng để thấy rằng, lãi suất không phải là rào cản duy nhất cần khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn.
Bất động sản vốn là lĩnh vực có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất. Như năm ngoái, lĩnh vực này chiếm tỷ trọng tới hơn 20% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, cao nhất trong 5 năm qua. Sự ảm đạm của thị trường này đã kéo giảm động lực tăng trưởng tín dụng từ đầu năm tới nay.
Trong khi đó, với các doanh nghiệp sản xuất, chỉ khi có thêm những giải pháp thúc đẩy đầu ra thì doanh nghiệp mới cải thiện khả năng trả nợ, tăng khả năng hấp thụ vốn. Bởi thực tế Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất đã giảm xuống 45,3 điểm trong tháng 5 - lần suy giảm tháng thứ ba liên tiếp với mức giảm được cho là đáng kể do biến động mạnh của thị trường quốc tế.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất đã giảm xuống 45,3 điểm trong tháng 5. Ảnh minh họa.
Thúc đẩy giải pháp hỗ trợ thị trường trái phiếu
Một kênh huy động khác nữa cho doanh nghiệp đó là trái phiếu. Trong tháng 6 này sẽ có trên 30.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn, tăng gấp đôi so với tháng 5. Đây cũng là tháng được dự báo có khối lượng trái phiếu đáo hạn cao nhất trong năm nay.
Từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 30 đơn vị đạt được thỏa thuận với trái chủ, với tổng số trái phiếu được hoãn thời gian trả nợ vào khoảng 36 nghìn tỷ đồng. Chủ yếu là gia hạn tối đa thêm 2 năm theo quy định.
Hiện vẫn còn khoảng 62 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp, theo thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong năm nay còn khoảng 195 nghìn tỷ đồng.
Dù đã được bật đèn xanh cho giải pháp "hàng đổi hàng", hoán đổi trái phiếu bằng tài sản, nhất là bất động sản, nhưng thực tế khả năng đàm phán thành công là rất hy hữu.
Trong tháng 6 này sẽ có trên 30.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn, tăng gấp đôi so với tháng 5. Ảnh minh họa.
Tại cuộc họp về những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay, Thường trực Chính phủ yêu cầu rà soát gói tín dụng 40.000 tỷ đồng và 120.000 tỷ đồng với các điều kiện cho vay kịp thời, thuận lợi, thông thoáng, linh hoạt, khả thi, hợp lý hơn.
Khẩn trương đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản, thủy sản và các gói tín dụng hỗ trợ phù hợp các lĩnh vực cần thiết khác. Các ngân hàng thương mại đề cao trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh, phát huy tinh thần đồng hành, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo