Thị trường

Nông dân Thanh Hóa lãi lớn nhờ... nuôi ruồi đẻ trứng "vàng"

Chưa ai từng nghĩ, ruồi sẽ mang lại lợi ích kinh tế. Cho đến một ngày, ông Hùng mang ruồi về nuôi và bán trứng với giá đắt, thì người dân huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa mới “té ngửa”: nuôi ruồi mang lại kinh tế thật.

Quảng Ngãi: Nuôi cá đối trên vùng triều đạt hiệu quả / Thanh Hóa: Nuôi lợn rừng "cắp nách" an toàn dịch bệnh, lãi đều như vắt chanh

Từ nuôi cá đến nuôi ruồi

Ông Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1960, trú tại thị trấn Còng, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) được biết đến là người cựu binh với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp độc và lạ. Đặc biệt, 2 năm trở lại đây, ông mang loài ruồi lính đen về quê nuôi trước sự ngỡ ngàng của nhiều người dân.

1

Hàng nghìn con ruồi được ông Hùng nuôi trong một lồng lưới rộng chừng 5m2. Ảnh: Q.D

Tiếp chúng tôi ngay tại trang trại nuôi ruồi của mình, ông Hùng chia sẻ, sau khi tham gia quân ngũ, ông trở về địa phương và xắn tay vào công cuộc làm ăn kinh tế. Trải qua khá nhiều mô hình từ nuôi cá lóc, cá rô đồng đến cung ứng máy nông nghiệp. Cuối năm 2018, nhận thấy mô hình nuôi ruồi lính đen có thể mang lại hiệu quả kinh tế, ông đã quyết bắt tay vào triển khai.

Ruồi lính đen có thể được tìm thấy trong môi trường tự nhiên, chúng không gây hại như nhiều loài côn trùng khác mà đem lại nhiều lợi ích cho con người. Ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, hai cánh dài che phủ toàn bộ phần lưng. Ruồi lính đen cái trưởng thành đẻ từ 500-800 trứng trước khi chết.
Ruồi lính đen có thể được tìm thấy trong môi trường tự nhiên, chúng không gây hại như nhiều loài côn trùng khác mà đem lại nhiều lợi ích cho con người. Ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, hai cánh dài che phủ toàn bộ phần lưng. Ảnh:ruoilinhden.com.vn

Mặc dù đã tìm hiểu và đi thực tế nhiều nới để học hỏi mô hình này. Tuy nhiên, khi nhập mẻ ruồi lính đen giống đầu tiên từ Indonesia về, ruồi đã không sinh trưởng tốt và đẻ trứng nên ông thất bại.

Không chấp nhận trước thất bại, ông tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi và vào tận tỉnh An Giang để mua con giống. Đầu năm 2019, sau nhiều nỗ lực không ngừng nghỉ, mẻ trứng ruồi lính đen đầu tiên “ra lò”.

Con ruồi mang lại tiền triệu

Theo ông Hùng, nuôi ruồi lính đen ngoài mang lại lợi ích kinh tế, thì loài này còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường, bởi thức ăn chủ yếu của chúng là các loại thức ăn thừa ôi thiu, rác thải sinh hoạt…

 

Ruồi đẻ trứng sau đó nở ra ấu trùng, là thức ăn giàu đạm cho gia súc, gia cầm. Ảnh: Q.D

“Ruồi lính đen có vòng đời ngắn (khoảng 45 ngày), kể từ khi là trứng đến lúc trưởng thành. Ruồi trưởng thành chỉ sống khoảng từ 3 - 5 ngày và không ăn uống gì. Riêng ruồi cái, sau khi đẻ từ 500 đến 700 quả trứng là chết” – ông Hùng nói.

Về quy trình nuôi ruồi lính đen, ông Hùng cho biết, để nuôi được chỉ cần có một lồng lưới rộng khoảng 5m2, khay nhựa đựng kén, các thanh gỗ cho ruồi đẻ trứng và một bể xi măng để nuôi ấu trùng.

“Nói thì tuy đơn giản thế thôi, nhưng khi bắt đầu nuôi mới biết những cái khó, vì loài này rất cần đủ độ ẩm thích hợp để sinh trưởng và phát triển. Đối với khi hậu miền Nam thì có phần đỡ hơn vì thời tiết nóng ẩm, còn đối với miền Bắc có một mùa đông lạnh, nên việc nuôi loài này sẽ khó khăn hơn” – ông Hùng chia sẻ.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng bên bể nuôi ấu trùng của của loài Ruồi Lính Đen. Ảnh: Q.D

Cũng theo ông Hùng, ấu trùng của ruồi lính đen được biết đến là thức ăn giàu đạm cho gia súc, gia cầm và thủy sản cũng như các loại chim, cá cảnh. Hiện, trứng ruồi lính đen (để tạo ra ấu trùng ruồi) được bán trên thị trường với giá trung bình từ 25 - 30 triệu đồng/kg.

Theo Quách Du/Lao động
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm