Phát tán thông tin sai lệch về cá tra Việt tại thị trường Romania
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: VinaPhone chuyển thử nghiệm SIM 11 số về 10 số, Quảng Nam truy người được Google trả hàng chục tỉ đồng nhưng "quên" nộp thuế / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Cư dân Carina Plaza cầu cứu Bí thư TP.HCM, đề xuất các phương án phân lại vùng kinh tế
Một tờ báo còn khuyến nghị người dân không ăn, không gọi các món có liên quan đến cá tra Việt Nam tại các nhà hàng, thậm chí còn cáo buộc cá tra được sử dụng dưới nhiều tên gọi khác nhau để tránh người tiêu dùng Romania phát hiện. Thậm chí, một số trang mạng khác còn khuyến nghị người dân nước này tẩy chay cá tra và các nhà hàng có thực đơn món cá này.
VASEP cho rằng, việc nhiều tờ báo ở Romania (một trong những thành viên thuộc Liên minh châu Âu - EU) đăng thông tin bôi xấu hình ảnh cá tra Việt Nam có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Đặc biệt, trong số các trang báo đăng tải có nhiều tờ báo lớn như: Adevarul.ro, Realitatea.ro với lượng độc giả truy cập lớn tại quốc gia này khiến thông tin sai lệch này lan truyền nhanh hơn.
Theo VASEP, mặc dù, Romania chỉ là một thị trường xuất khẩu cá tra nhỏ của các doanh nghiệp Việt Nam tại phía Đông Nam châu Âu với giá trị xuất khẩu trong 3 năm trở lại đây dưới 5 triệu USD/năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 1,75 triệu USD; trong đó, chủ yếu là sản phẩm phile đông lạnh.
Tuy nhiên, VASEP lo ngại, những thông tin sai lệch này có thể bị phát tán và lan truyền không kiểm soát thông qua mạng internet. Hiện VASEP đang tiếp tục theo dõi và tìm hiểu thông tin về sự việc thông qua Tham tán thương mại Việt Nam tại Romania để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng thiệt hại tới hoạt động xuất khẩu và hình ảnh sản phẩm chiến lược của quốc gia.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên cá tra Việt Nam bị bôi xấu ở các quốc gia châu Âu mà đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Nhất là mới đây, vào đầu năm 2017, Đài truyền hình Cuatro của Tây Ban Nha cũng phát sóng một phóng sự chủ đề nuôi trồng, buôn bán cá tra ở khu vực sông Mê Kông với nhiều thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh cá tra Việt ở thị trường này.
Sau khủng hoảng truyền thông tại thị trường Tây Ban Nha, xuất khẩu cá tra sang thị trường này liên tục sụt giảm và hiện vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Tính đến cuối năm 2017, xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha sụt giảm rất mạnh, lên đến 70% so với cùng kỳ năm trước, kéo thị trường này xuống vị trí thứ 6 thay vì đứng thứ 3 trong số những nước nhập khẩu cá tra trong khối EU.
Những vụ việc này không chỉ ảnh hưởng riêng đến tình hình xuất khẩu tại các nước mà đã ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của cá tra Việt Nam ở cả thị trường EU. Kể từ đầu năm 2017 đến nay, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU vẫn liên tục sụt giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi, dù VASEP và cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều hoạt động cải thiện hình ảnh. Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang EU chỉ đạt 59 triệu USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2017 và dự báo còn tiếp tục sụt giảm trong thời gian tới.
Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, trong những năm gần đây, cá tra là chủ đề gây quan ngại về an toàn thực phẩm và an ninh môi trường, nhưng nếu xem xét kỹ thì các lời cáo buộc đó đều thiếu căn cứ.
Thực tế cũng cho thấy, cá tra Việt Nam hiện đã xuất khẩu hầu hết sang tất cả các thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường có rào cản kỹ thuật hết sức nghiêm ngặt như EU, Mỹ, Nhật Bản… Điều này có nghĩa các sản phẩm cá tra Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường… theo tiêu chuẩn quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 9/1/2024: Chạm đỉnh trong gần bốn tuần
Xuất khẩu Việt Nam 2025: 2 kịch bản ứng phó trước chính sách mới từ Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 9/1/2025: USD tăng mạnh do lợi suất trái phiếu Mỹ đi lên
Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt hơn 2 tỷ USD
Doanh nghiệp châu Âu tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam
Giá heo hơi ngày 9/1/2025: Nhích tăng tại miền Bắc