Rau quả Việt được mùa xuất khẩu
Xuất khẩu cá tra còn gặp nhiều khó khăn / Siết hoạt động sản xuất, kinh doanh "bóng cười"
Năm nay có thể nói là một năm được mùa xuất khẩu của rau quả Việt. Nếu so với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD của năm nay, có thể nói khả năng về đích sớm của ngành rau quả là trong tầm tay.
Chúng ta sẽ cùng xem những mặt hàng rau quả của chúng ta đang được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng như thế nào nhé. Cộng đồng mạng nói gì thông tin rất tích cực này về thị trường nông sản của chúng ta?
- "Năm nay kim ngạchxuất khẩu nông sảncó mức tăng trưởng đột biến và có thể lập kỷ lục từ trước tới nay".
- "Thị trường Trung Quốc mở cửa hậu Zero Covid, trái cây Việt Nam hưởng lợi".
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu trong 10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, với gần 64% thị phần, tăng hơn 12% so với năm ngoái, tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan.. Theo các doanh nghiệp, rau quả Việt xuất khẩu tăng cao nhờ Trung Quốc tăng thu mua.
Một số ý kiến từ cộng động mạng cho rằng cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu rau quả hơn nữa để đảm bảo đầu ra ổn định.
- "Sát biên giới thì xuất khẩu thuận tiện nhưng vẫn cần đa dạng hoá chứ không trông đợi vào 1 thị trường duy nhất được. Như vậy khó ổn định trong thời gian dài".
- "Không nên bỏ trứng vào cùng một rổ vì nông nghiệp cần có đầu ra bền vững chứ không phải Trung Quốc cần gì là mình trồng đó".
Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, bên cạnh duy trì tốc độ xuất khẩu, quan trọng nhất vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP thì mới được các thị trường lớn chấp nhận.
Một số ý kiến từ cộng động mạng:
- "Bộ Nông nghiệp cần đẩy mạnh kiến thức cho nông dân, sản xuất theo quy trình chuẩn tuy chi phí cao hơn nhưng đầu ra cũng được đảm bảo hơn".
- "Phổ biến tới nông dân quy trình chuẩn hóa để vừa tăng xuất khẩu vừa xây dựng được thương hiệu nông sản Việt ở nước ngoài".
Được mùa xuất khẩu là một thông tin đáng mừng cho bà con nông dân, tuy nhiên, tỷ trọng rau quả chế biến trong nửa đầu năm nay chỉ khiêm tốn ở mức chưa đến 30% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Tăng tỷ trọng rau quả chế biến cao hơn cũng là một giải pháp phát triển bền vững. Điều này không chỉ giúp kiểm soát được giá thành, mà còn tăng giá trị hàng hóa lên gấp 3 - 4 lần so với mặt hàng tươi. Đặc biệt hoạt động này còn giúp tăng thời gian bảo quản nông sản, giải thoát tình trạng dư thừa cục bộ nguồn cung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo