Sáng kiến về du lịch an toàn của OECD có thể được xem xét nhân rộng toàn thế giới
“Xã hội hóa” vaccine là cách để du lịch Việt Nam sớm trở lại / Du lịch toàn cầu đã sẵn sàng để trở lại
Trong một nỗ lực nhằm hạn chế sự bất ổn, khó khăn và cho phép các quốc gia chuẩn bị hiệu quả hơn cho việc trở lại du lịch và du lịch quốc tế an toàn sau hậu quả của Covid-19, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đạt được một thỏa thuận trong tuần này về một kế hoạch thúc đẩy du lịch an toàn trên toàn thế giới trong thời kỳ khủng hoảng sức khỏe.
Tổ chức này cho biết sáng kiến được công bố trong cuộc họp thường niên của OECD tại Paris, là một bộ hướng dẫn linh hoạt và tự nguyện, không phải là một văn bản pháp lý bắt buộc.
Sáng kiến bao gồm một hệ thống hướng dẫn để phân loại rủi ro; hướng dẫn về cách thức tiêm chủng phải được chứng nhận để đi du lịch đối với các quốc gia chấp nhận tình trạng tiêm chủng; giao thức xét nghiệm cho khách du lịch; và các nguyên tắc được áp dụng trong quá trình cấp thẻ du lịch điện tử đảm bảo bảo vệ quyền riêng tư, bảo mật và khả năng tương tác giữa các hệ thống.
Sáng kiến cũng bao gồm một khu vực quốc tế tạm thời liên ngành để chia sẻ kiến thức giữa các Chính phủ và các bên liên quan trong thời gian này.
Vì đại dịch Covid-19, vận tải hành khách đường hàng không quốc tế giảm khoảng 75% vào năm 2020, khiến du lịch toàn cầu giảm khoảng 80%. Trung bình, du lịch đóng góp 4,4% GDP, 6,9% việc làm và 21,5% xuất khẩu dịch vụ cho các nước OECD. Hy Lạp, cùng với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Iceland và Mexico, là một trong những quốc gia OECD bị ảnh hưởng nặng nề nhất do phụ thuộc nhiều vào du lịch.
Tổng Thư ký sắp mãn nhiệm của OECD Angel Gurría tại Paris cho biết: “OECD có vị trí đặc biệt để giúp các quốc gia phối hợp hành động quốc tế trong bối cảnh mở cửa trở lại du lịch toàn cầu. Sáng kiến này sẽ giúp giảm thiểu sự bất ổn và phức tạp, đồng thời cho phép các quốc gia chuẩn bị hiệu quả hơn cho việc trở lại du lịch và du lịch quốc tế an toàn.”
Kế hoạch do Tây Ban Nha khởi xướng và được OECD hỗ trợ và bổ sung cho các sáng kiến quốc tế hiện có, chẳng hạn như Chứng chỉ Digital Covid-19 của EU, tuy nhiên nhấn mạnh rằng điều cốt yếu cách tiếp cận nhất quán được áp dụng trên tất cả các quốc gia liên quan.
OECD tiếp tục lưu ý rằng các quốc gia áp dụng kế hoạch chi tiết có thể làm như vậy một cách đơn phương, thông qua các hiệp định song phương hoặc đa phương, hoặc thông qua các cơ chế được khác.
Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới (WTTC) hoan nghênh sáng kiến của OECD, cho rằng sáng kiến này “cung cấp nền tảng vững chắc cho sự nhất quán toàn cầu trong tương lai và sẽ là chìa khóa quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch và hồi sinh du lịch quốc tế một cách an toàn”.
Bà Virginia Messina, Phó Chủ tịch WTTC cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến của OECD nhằm khởi động lại du lịch quốc tế một cách an toàn theo khuôn khổ đề xuất của họ. Chúng tôi vui mừng rằng tầm quan trọng của vấn đề này công nhận, mang đến những quan điểm và đề xuất độc đáo để hành động tranh luận nhằm giúp khôi phục lại việc di chuyển trên thế giới.”
WTTC kêu gọi các quốc gia thành viên nhanh chóng áp dụng mô hình OECD, mà theo tổ chức này, có thể “cứu lĩnh vực du lịch & lữ hành toàn cầu và tạo ra một động lực quan trọng cho sự phục hồi kinh tế thế giới”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo