Thách thức mới với xuất khẩu cá ngừ Việt Nam
Thách thức mới với xuất khẩu cá ngừ Việt Nam / Giá heo hơi ngày 24/2/2025: Đà tăng tiếp diễn trên cả ba miền

Nhiều thách thức
Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ, một trong những nguyên nhân tác động mạnh tới xu hướng xuất khẩu cá ngừ là thiếu nguyên liệu, đặc biệt là nguồn nguyên liệu có xuất xứ thuần túy (được đánh bắt bởi đội tàu trong nước). Cụ thể, từ sau khi Nghị định số 37/2024/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2029 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sảncó hiệu lực vào ngày 19/5/2024, với quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác (biện pháp quản lý) chưa phù hợp đối với các loài hải sản, trong đócó cá ngừ vằn, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của ngư dân và doanh nghiệp, gia tăng thêm các gánh nặng kinh tế cho chuỗi sản xuất liên quan.
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam chia sẻ, nhiều lô nguyên liệu của ngư dân khai thác ở các tỉnh liên quan đến “quy định” kể trên trong thời gian qua đang ở trạng thái “treo” và “ách tắc”, nằm trong kho và không thể xuất khẩu được khi các cảng cá, các chi cục không thể cấp các giấy tờ S/C, C/C. Nhiều đơn hàng, đặc biệt là cá ngừ đóng hộp, xuất khẩu sang các thị trường doanh nghiệp đã phải "bỏ lỡ”, một số hợp đồng đã ký thì khách hàng đang yêu cầu dừng hoặc phạt hợp đồng.
Ngư dân khai thác các loài kể trên gặp nhiều khó khăn khi “đầu mua” không “dám” mua, bị đình trệ, một số đã không thể đi biển thường xuyên như kế hoạch. Các đơn hàng xuất khẩu phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu thì không được hưởng ưu đãi thuế quan theo thoả thuận trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và châu Âu (EVFTA). Điều này đang làm giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tại khối thị trường châu Âu.
Trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu này, Phó chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan khẳng định kết quả rà soát cho thấy việc quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác; trong đó, có loài cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) được quy định trong Nghị định37/2024/NĐ-CP là cần thiết, đảm bảo đủ căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm mục tiêu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đáp ứng yêu cầu, khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC). Đồng thời, quy định này cũng phù hợp với xu thế quản lý nghề cá tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới nhằm duy trì, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống suy giảm rất nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng do khai thác quá mức, khai thác bằng ngư cụ cấm, kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định,...
Vì vậy, để vừa đảm bảo mục tiêu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đáp ứng yêu cầu của EC, vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác truyền thống của ngư dân và xuất khẩu của doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo và kiến nghị với Thủ tướng cho phép xây dựng Nghị định sửa đổi theo trình tự, thủ tục rút gọn để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác.Theo kế hoạch, việc ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung sẽ được hoàn thành trong tháng 4/2025.
Tìm cơ hội trong thách thức

Mặc dù trong những năm qua ngành chế biến, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đã có những tăng trưởng vượt trội, nhưng thị trường thế giới cũng luôn đặt cá người Việt Nam vào vị trí bắt buộc phải thay đổi để thích nghi với từng tình huống. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 2 cho thị trường Mỹ sau Thái Lan. Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhập khẩu hải sản Việt Nam, trong đó có sản phẩm cá người. Hiện nay các chính sách thuế của Mỹ áp lên các sản phẩm nhập khẩu có sự thay đổi, đặc biệt là các nguyên vật liệu có suất xứ từ Trung Quốc sẽ bị đánh thuế cao hơn cũng đã ảnh hưởng đến nguồn cả người Việt Nam tiến vào Mỹ.
Theo bà Nguyễn Thị Vân Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của Hiệp hội chế biến và suất khẩu thủy sản Việt Nam, ngay ngày đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế quan lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc, Canada và Mexico. Sắc lệnh do ông Trump ký áp thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 4/2, và 25% lên hàng hóa từ Mexico và Canada. Quyết định này của ông Trump sẽ ảnh hưởng đến giá cá ngừ đóng hộp tại Mỹ. Sức mua của người tiêu dùng Mỹ có thể bị ảnh hưởng vì các nhà bán lẻ có thể phải tăng giá sản phẩm.
Điều đáng chú ý là cá ngừ vằn ngâm dầu đóng hộp nhập khẩu vào Mỹ đang phải chịu mức thuế từ 12,5% đến 35%, trừ khi một quốc gia có thoả thuận được hưởng ưu đãi hoặc giảm thuế khi xuất khẩu sang thị trường này. Hiệp định Thường mại Mỹ - Mexico - Canada (gọi tắt USMCA), được ông Trump ký vào năm 2020 vẫn có hiệu lực, theo đó Mexico và Canada được hưởng mức thuế ưu đãi đối với nhiều sản phẩm bao gồm cả cá ngừ.
Do đó, nếu như các cuộc đàm phán với Mexico và Canada thất bại,các sản phẩm cá ngừ của 2 nước này, đặc biệt là Mexico, sang Mỹ bị sụt giảm. Tương tự như vậy, với trường hợp của Trung Quốc, xuất khẩu cá ngừ của nước này sang Mỹ sau khi bị áp thuế bổ sung cũng sẽ bị tác động mạnh.
Trước đó, ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ đã phân tích rõ, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Mỹ là một vấn đề tương hỗ khách quan trong thương mại giữa các nền kinh tế. Nếu Mỹ hạn chế Trung Quốc thì đương nhiên sẽ phải tăng nhập khẩu từ các nước khác; trong đó, Việt Nam là một quốc gia có lợi thế cạnh tranh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Thách thức mới với xuất khẩu cá ngừ Việt Nam
Kỳ vọng VN-Index sớm vượt ngưỡng 1.300 điểm
Hãng tàu du lịch lớn nhất Trung Quốc đưa 2.400 khách cập cảng Đà Nẵng
Vietnam Airlines sắp mở thêm hai đường bay mới kết nối Hà Nội với Ấn Độ
Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Đẩy nhanh lập danh mục công trình điện lực khẩn cấp