Thị trường ngày 24/3: Giá dầu, vàng, nickel và các kim loại công nghiệp khác … đồng loạt tăng
Dữ liệu truy xuất nguồn gốc nông sản phân tán gây khó cho tiêu thụ / Bà Rịa – Vũng Tàu: Xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xăng dầu
Giá dầu tăng 5%
Giá dầu tăng 5% lên hơn 121 USD/thùng, do sự gián đoạn xuất khẩu dầu thô của Nga và Kazakh thông qua đường ống dẫn dầu Caspian Pipeline Consortium (CPC), làm gia tăng lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt.
Chốt phiên giao dịch ngày 23/3, dầu thô Brent tăng 6,12 USD tương đương 5,3% lên 121,6 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 5,66 USD tương đương 5,2% lên 114,93 USD/thùng.
Đường ống CPC là nguồn cung đáng kể đối với thị trường dầu toàn cầu, đạt khoảng 1,2 triệu thùng/ngày đối với loại dầu thô chủ yếu của Kazakhstan tương đương 1,2% nhu cầu dầu toàn cầu. Trong đó, Nga xuất khẩu từ 4-5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và trở thành nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới sau Saudi Arabia.
Ngoài ra, giá dầu tăng còn do tồn trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước giảm 2,5 triệu thùng, so với dự kiến tăng đáng kể. Sản lượng dầu thô duy trì ổn định ở mức 11,6 triệu thùng/ngày trong tuần thứ 7 liên tiếp. Các nhà sản xuất tại Mỹ đã thúc đẩy hoạt động khoan dầu, song sản lượng đáp ứng chậm.
Giá khí tự nhiên cao nhất 7 tuần
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 7 tuần, do dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm trong 2 tuần tới cao hơn so với dự kiến trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn New York tăng 4,5 US cent tương đương 0,9% lên 5,232 USD/mmBTU – cao nhất kể từ ngày 2/2/2022 – phiên thứ 2 liên tiếp.
Giá vàng tăng
Giá vàng tăng do lạm phát và khủng hoảng Ukraine gia tăng, thúc đẩy nhu cầu vàng là tài sản trú ẩn an toàn, song mức tăng bị hạn chế bởi đồng USD và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,8% lên 1.937,52 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn New York tăng 0,8% lên 1.937,3 USD/ounce.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất gần 3 năm, song giảm xuống 2,357%, làm gia tăng chi phí cơ hội nắm giữ vàng thỏi. Đồng thời, đồng USD tăng khiến vàng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá nickel, kẽm và các kim loại công nghiệp đều tăng
Giá nickel tăng 15%, kẽm và các kim loại công nghiệp khác cũng tăng do gián đoạn từ xung đột Nga – Ukraine và giá năng lượng tăng cao, dấy lên mối lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Giá nickel trên sàn London tăng 15% lên 32.380 USD/tấn.
Đồng thời, giá kẽm tăng 5,8% lên 4.112,5 USD/tấn – cao nhất 2 tuần, do lo ngại các nhà máy luyện kim tại châu Âu bị ngừng trệ bởi giá năng lượng tăng cao.
Giá kim loại tăng mạnh sau khi Nga cho biết sẽ tìm kiếm khoản thanh toán bằng đồng RUB cho việc bán khí đốt từ các quốc gia "không thân thiện", đẩy giá khí đốt châu Âu tăng vọt và làm gia tăng lo ngại về việc đóng cửa nhiều nhà máy luyện kim hơn.
Trên sàn London, giá nhôm tăng 4,4% lên 3.660 USD/tấn, giá đồng tăng 1,6% lên 10.428 USD/tấn, giá chì tăng 4,4% lên 2.375 USD/tấn và giá thiếc tăng 2,5% lên 42.425 USD/tấn.
Giá thép cây, thép cuộn cán nóng và quặng sắt đều tăng
Giá thép cây và thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc tăng, do lo ngại nguồn cung sau khi thành phố sản xuất thép hàng đầu – Đường Sơn – tạm thời đóng cửa, bởi các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 1% lên 4.983 CNY (154,21 USD)/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,4% lên 5.189 CNY/tấn. Giá thép không gỉ tăng 2,8% lên 20.415 CNY/tấn, sau khi tăng mạnh 3,7% trong đầu phiên giao dịch.
Đồng thời, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,4% lên 823 CNY/tấn.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 3 USD xuống 147 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá cao su tại Nhật Bản cao nhất hơn 2 tuần
Giá cao su tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất hơn 2 tuần, được hỗ trợ bởi đồng JPY suy yếu so với đồng USD, cùng với đó là chứng khoán châu Á và giá dầu tăng mạnh cũng hỗ trợ thị trường.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Osaka tăng 0,7 JPY tương đương 0,3% lên 252,5 JPY (2,09 USD)/kg, trước đó trong phiên đạt 254,7 JPY/kg – cao nhất kể từ ngày 7/3/2022.
Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 90 CNY xuống 13.360 CNY (2.096,08 USD)/tấn.
Giá cà phê vẫn diễn biến trái chiều
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn ICE tăng 0,25 US cent tương đương 0,1% lên 2,253 USD/lb.
Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London giảm 31 USD tương đương 1,4% xuống 2.139 USD/tấn.
Giá đường tăng
Giá đường thô tăng, được thúc đẩy bởi giá dầu thô và nhiều hàng hóa khác tăng.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn ICE tăng 0,09 US cent tương đương 0,4% lên 19,24 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London tăng 1,6 USD tương đương 0,3% lên 548,4 USD/tấn.
Giá dầu cọ tăng phiên thứ 3 liên tiếp
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 3 liên tiếp, hồi phục từ tuần giảm mạnh nhất kể từ năm 1986, được thúc đẩy bởi giá dầu thô và các loại dầu thực vật khác tăng.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Bursa Malaysia tăng 228 ringgit đương 3,82% lên 6.195 ringgit (1.467,31 USD)/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 24/3
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ