Thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
DNVN - Để thúc đẩy xuất khẩu gạo vào Trung Quốc, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức đoàn giao dịch thương mại mặt hàng gạo tại tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc.
Bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính về khuyến mại / 620.000 hộ kinh doanh được miễn thuế VAT
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,7 triệu tấn, trị giá 4,8 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và 23,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc - một trong những thị trường trọng điểm - đang có xu hướng giảm mạnh. Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc đạt khối lượng hơn 834.000 tấn, trị giá 423,2 triệu USD. Năm 2023, Trung Quốc cũng đã nhập khẩu từ Việt Nam hơn 917.000 tấn gạo, trị giá gần 531 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc có sự sụt giảm mạnh.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan trong 9 tháng qua, Việt Nam chỉ xuất khẩu 241 nghìn tấn gạo sang Trung Quốc, đạt 141,2 triệu USD, giảm tới 72% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện Việt Nam có khả năng cung ứng tốt các dòng gạo được ưa chuộng tại Trung Quốc như các dòng gạo thơm phẩm cấp cao, gạo ST, gạo nếp...
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh trong 2 năm gần đây.
Theo Bộ Công Thương, Trung Quốc từng là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam, chiếm 27,5% tổng giá trị xuất khẩu năm 2012. Nhưng từ giai đoạn 2017 đến nay, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc liên tục biến động và giảm mạnh trong hai năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do nước này hạn chế số lượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu, chỉ còn 21 trên tổng số khoảng 200 doanh nghiệp gạo Việt Nam. Ngoài ra, sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước xuất khẩu gạo như Thái Lan, với sản phẩm chất lượng cao và bao bì chuyên nghiệp, cũng gây áp lực lớn.
Để khắc phục tình trạng này, từ ngày 2 đến 6/12/2024, Cục Xúc tiến thương mại và Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại Quảng Đông và Hồ Nam, Trung Quốc. Chương trình dự kiến có sự tham gia của 10-18 doanh nghiệp gạo uy tín, nhằm giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, và mở rộng thị phần tại thị trường này.
Đoàn công tác sẽ triển khai nhiều hoạt động như hội thảo B2B, làm việc với các doanh nghiệp nhập khẩu lớn, khảo sát hệ thống phân phối và gặp gỡ cơ quan quản lý phía Trung Quốc. Qua đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể hiểu rõ hơn về chính sách, nhu cầu, và xu hướng tiêu dùng tại thị trường tỷ dân.
Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến thị trường gạo thế giới, thận trọng trong chiến lược chào giá, và duy trì uy tín thương hiệu gạo Việt Nam.
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam: "Thỏi nam châm" hút vốn FDI
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đã vượt mục tiêu đề ra
Giá vàng ngày 6/1/2025: Cơ hội vượt mốc 3.000 USD/ounce?
VCCI: Áp hệ số nợ chung cho tất cả các doanh nghiệp là chưa hợp lý
Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/1/2024: USD tăng nhẹ, Nhân dân tệ giảm mạnh
Những yếu tố tác động tới thị trường chứng khoán đầu năm 2025
Cột tin quảng cáo