TP.HCM: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau dịch Covid-19
Người dân Lâm Đồng thu bạc triệu từ cây đô la / Những điểm quan trọng không thể bỏ qua khi đầu tư điện mặt trời trên mái nhà
Tại cuộc họp trực tuyến về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và thu chi ngân sách quý I, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2020, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, dù kết quả đạt được về công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua của thành phố là rất tích cực.
Tuy nhiên, TP.HCM phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng đối với việc phát triển kinh tế. Đặc biệt, nửa đầu quý I nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều sau khi triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Do đó, để tiếp tục phấn đấu đạt được kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020, trên tinh thần tập trung thực hiện nhiệm vụ kép. Đó là vừa hạn chế những tác động khó khăn của dịch bệnh Covid-19, phấn đấu ngăn chặn xử lý tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn; đồng thời, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố năm 2020.
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan ban ngành tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau dịch Covid-19.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhận định, dự báo dịch bệnh sẽ tiếp tục tác động mạnh đến nền kinh tế thành phố bắt đầu từ quý II. Bởi vì, các hoạt động dịch vụ, du lịch của thành phố bị ngưng.
Cụ thể, giá trị gia tăng dịch vụ trong tổng giá trị sản phẩm của thành phố chiếm hơn 60%. Trong đó, quý 1 giảm 1,23%, cho nên ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Chính vì vậy, để đảm bảo nền kinh tế thành phố phát triển ổn định, không bị đỗ gãy trong điều kiện bình thường mới, thành phố đã chủ động xây dựng các cơ chế chính sách để vực dậy nền kinh tế khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố có dấu hiệu chuyển biến tốt hơn, nới lỏng từng bước nhưng phải kiểm soát đúng mức, không có tình trạng chủ quan, coi thường dịch bệnh.
Vì vậy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống dịch. Tiếp tục triển khai các biện pháp kịp thời, quyết liệt, linh hoạt, phù hợp cho từng giai đoạn diễn biến dịch bệnh Covid-19.
Đồng thời, để giảm thiểu tác động của dịch bệnh, ngoài chỉ số đánh giá tính rủi ro của doanh nghiệp đang triển khai thì cần tổ chức hậu kiểm việc cam kết tuân thủ phòng, chống dịch và chỉ số đánh giá tính rủi ro đang thực hiện tại doanh nghiệp.
Cùng với đó, khẩn trương triển khai thực hiện 7 bộ chỉ số an toàn gắn với phát triển kinh tế trong điều kiện tình hình mới gồm: Bộ chỉ số an toàn trong trường học, bộ chỉ số trong ngành văn hóa thể thao, bộ chỉ số an toàn trong ngành giao thông vận tải, bộ chỉ số an toàn trong ngành du lịch, bộ chỉ số an toàn ngành công thương, bộ chỉ số trong vệ sinh thực phẩm.
Mặt khác, triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo quy định của Chính phủ và HĐND thành phố. Xây dựng một số cơ chế chính sách đặc thù của thành phố để tiếp thêm động lực đưa kinh tế thành phố vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay như: gói hỗ trợ trực tiếp cho người lao động mất việc làm các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất; gói bảo trợ an sinh xã hội bảo đảm hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu; gói kinh tế giảm sự thiệt hại khó khăn, tăng cường sức chịu đựng của doanh nghiệp và chuẩn bị phục hồi sau dịch bệnh; gói thúc đẩy nền kinh tế số trong điều kiện dịch bệnh…
Một số chi nhánh, văn phòng giao dịch của Vietravel tạm đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau dịch từ nay đến hết năm 2020. Cụ thể, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện bảo đảm an toàn; hỗ trợ giảm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau dịch.
Các nội dung hỗ trợ phải thật cụ thể, bởi khi chống dịch thì mỗi người dân là một chiến sĩ, còn phục hồi kinh tế, thực hiện mục tiêu kép thì mỗi doanh nghiệp, doanh nhân là một chiến sĩ, nên phải hết sức hỗ trợ. “Kế hoạch đã có, vấn đề là hành động, hành động quyết liệt, kịp thời”, Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế cho từng quý và cho năm 2020. Dự báo đánh giá chỉ số từng ngành, lĩnh vực. Từ đó có giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên tiềm năng và có giá trị gia tăng cao đóng góp vào GRDP của thành phố để đạt mức tăng trưởng GRDP năm 2020 cao nhất có thể.
Sở Du lịch TP.HCM cho biết vừa có báo cáo đánh giá tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành du lịch trên địa bàn, đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó.
Dưới tác động của dịch Covid-19, trong tháng 1 và tháng 2/2020, trung bình lượng khách và doanh thu của các công ty lữ hành giảm từ 50-60% so với cùng kỳ năm trước, qua đến tháng 3 tình hình tiếp tục ảnh hưởng nặng nề hơn.
Đặc biệt, số liệu tổng hợp từ các doanh nghiệp lữ hành còn tổ chức phục vụ khách du lịch, có một số công ty lượng khách và doanh thu giảm tới 95-100% so với cùng kỳ.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, hiện nay, có đến 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ đã tạm ngừng hoạt động, một số doanh nghiệp lớn vốn tư nhân chỉ bố trí nhân sự trực tại công ty, doanh nghiệp vốn nhà nước cũng hoạt động cầm chừng, nhân viên phải nghỉ không lương. Thiệt hại thống kế sơ bộ của các công ty du lịch hiện nay và trong quý 2/2020 lên tới hàng ngàn tỉ đồng.
Để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố tháo gỡ khó khăn, chuẩn bị chính sách thúc đẩy du lịch phát triển sau khi dịch kết thúc, Sở Du lịch thành phố đang tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình thiệt hại do ảnh hưởng dịch bệnh của các doanh nghiệp.
Đồng thời, đề xuất UBND TP.HCM giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ duy trì hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp về giãn thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế, cho phép chậm nộp các loại thuế; đề nghị Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực du lịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tỷ giá ngoại tệ ngày 18/1/2025: USD đảo chiều tăng giá
Dự thảo chính sách thử nghiệm fintech: Nguy cơ gây khó trong quản lý tài sản mã hóa
Giá vàng ngày 18/1/2025: Vượt mốc 87 triệu đồng/lượng
Nỗ lực đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Ba Lan lên 5 tỷ USD vào 2030
Giá heo hơi ngày 18/1/2025: Dưới mốc 70.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 18/1/2025: Cà phê tăng đáng kể, hồ tiêu duy trì ổn định