Tránh dịch bệnh Covid-19, người dân chuyển sang kênh mua sắm online
Thái Bình: Làm giàu từ chăn nuôi tổng hợp / Xuất khẩu tôm duy trì đà tăng trưởng
Sở Công thương TP.HCM cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động thương mại và dịch vụ trong quý I không sôi động tại hệ thống phân phối. Tuy nhiên, tại kênh mua sắm trực tuyến lại diễn ra khá nhộn nhịp, do nhiều người dân hạn chế ra đường để phòng tránh lây nhiễm bệnh. Thói quen mua sắm của người dân được thay đổi, chuyển sang kênh mua sắm trực tuyến, nhờ đó doanh số bán lẻ vẫn tăng khá so cùng kỳ.
Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lũy kế 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 302.812 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,9%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 3 tháng ước đạt 210.207 tỷ đồng, tăng 11,6% so cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 13,5%).
Mua sắm trực tuyến “lên ngôi” trong mùa dịch.
Theo báo cáo của Liên hiệp HTX Thương mại thành phố (Saigon Co.op), từ khi dịch bệnh xảy ra, khách hàng có nhu cầu mua sắm trực tuyến và qua điện thoại tăng đột biến, gấp 4 - 5 lần so với trước đây.
Còn theo đánh giá của các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm và các doanh nghiệp bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố, nhìn chung tình hình thị trường trong nước (đối với các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu mà người dân có tâm lý cần dự trữ trong mùa dịch) tiếp tục được đảm bảo ổn định, nguồn nguyên liệu dự trữ đầy đủ đảm bảo duy trì sản xuất tối thiểu trong 3 tháng tới do đã xây dựng kế hoạch sản xuất từ trước và đăng ký tham gia bình ổn thị trường năm 2020 với thành phố.
Do đó, nguồn cung hàng hóa dồi dào, một số mặt hàng (như mặt hàng gạo) dự trữ đến nay đủ cung ứng cho thị trường đến hết năm 2020; giá cả cơ bản ổn định, các doanh nghiệp cam kết không tăng giá (thậm chí nhiều sản phẩm trứng, rau, củ, quả… được giảm giá từ 5% - 20%) và ưu tiên cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường nội địa, thậm chí dừng xuất khẩu nếu cần.
Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh tại các chợ đầu mối vẫn ổn định. Lượng hàng về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cũng ở mức cao với trên 4.000 tấn/đêm, không có hiện tượng khan hiếm hàng, thiếu hàng gây sốt giá. Tại chợ đầu mối Hóc Môn, lượng hàng nhập chợ ổn định ở mức trên dưới 2.600 tấn/ngày, không xảy ra tình trạng thiếu hàng nên giá phần lớn mặt hàng nông sản ở mức tốt.
Sở Công thương thành phố cho hay, trong thời gian tới, tiếp tục tổ chức làm việc với các đơn vị, hệ thống phân phối lớn để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ phòng chống dịch và hàng hóa phục vụ đời sống hàng ngày của người dân.
Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa, triển khai hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phát triển hạ tầng thương mại bao gồm phát triển các chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình chợ.
Đồng thời, tập trung phát triển thương mại điện tử, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam triển khai phân phối hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử tại thị trường nội địa; khuyến khích ứng dụng thanh toán điện tử trong việc phân phối hàng hóa trên môi trường trực tuyến.
Ngoài ra, tăng cường tiếp xúc, làm việc với các đơn vị để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và chỉ đạo điều phối nguồn hàng tiếp tục làm việc với các chợ đầu mối và các chợ chủ lực khác trên địa bàn nhằm nắm bắt tình hình cung - cầu hàng hóa, tổ chức điều phối nguồn hàng, đảm bảo phục vụ đáp ứng theo nhu cầu của người dân, đặc biệt trong điều kiện thói quen tiêu dùng, sức mua, giá cả một số mặt hàng đang chịu ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI