Vì sao lãi suất tiền gửi giảm mạnh?
Cơ hội và thách thức đối với nông sản Việt Nam khi thực thi EVFTA / Để nông sản Việt 'danh chính, ngôn thuận' vào EU
Đầu tháng 7/2020, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng lớn đã giảm mạnh từ 0,2% - 0,5%/năm tùy từng kỳ hạn. Với nhóm ngân hàng có vốn nhà nước như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, các khoản tiền gửi có kì hạn 1 tháng và 2 tháng được áp dụng cùng mức lãi suất là 3,7%/năm.
Kỳ hạn 3 - 5 tháng quanh mức 4%/năm, thấp hơn nhiều so với mức trần 4,25%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Các kỳ hạn 6 - 12 tháng ở các ngân hàng lớn cũng giảm nhanh, dao động ở khoảng 4,4% - 6%/năm, giảm khoảng 0,5%/năm so với trước.
Mức giảm này khiến lãi suất tiền gửi trung, dài hạn của các ngân hàng lớn kém hấp dẫn hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác từ 0,5% - 1,5%/năm.
Lãi suất tiền gửi của các ngân hàng lớn đều đồng loạt giảm.
Lý giải nguyên nhân khiến lãi suất tiền gửi giảm nhanh, bà Trần Hải Yến, Chuyên gia phân tích vĩ mô, công ty Cổ phần Bảo Việt cho rằng do hệ thống ngân hàng đang "thừa tiền". Hiện có khoảng 147 nghìn tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, không được Ngân hàng nhà nước rút về.
"Có một lượng vốn ròng lớn quay trở lại hệ thống ngân hàng, khiến các ngân hàng dư thừa thanh khoản. Trong khi nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp chững lại bởi khó khăn về dịch bệnh. Do đó, lãi suất liên ngân hàng cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm", bà Yến phân tích:
Ngoài ra, lãi suất huy động chịu sức ép giảm đồng loạt sau 2 lần cắt giảm các loại lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước. Giới phân tích cho rằng mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm sẽ thúc đẩy các ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay trong thời gian tới.
Lãi suất huy động của BIDV.
Thực tế, ngân hàng BIDV vừa thông báo giảm thêm 0,5% lãi suất cho vay từ 1/7. Kể từ đầu năm đến nay, BIDV đã 3 lần thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng với mức giảm từ 2,5% - 3,0%/năm so thời điểm truớc dịch COVID-19.
Agribank cũng thông báo giảm tiếp 0,2% lãi suất cho vay từ ngày 30/06 giảm lãi suất cho vay đối với 05 lĩnh vực ưu tiên theo quyết định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 4,8%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn tối thiểu 7,5%/năm. Đây là mức lãi suất thấp nhất thị trường hiện nay.
Lãi suất huy động của Vietcombank.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến 30/6, các tổ chức tín dụng đã cho vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn so với lãi suất cho vay trước khi có dịch từ 0,5 – 2,5%/năm. Gần 16.000 khách hàng đã được vay lãi suất thấp, với doanh số cho vay là gần 9.600 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương