Xuất khẩu giày dép giảm hơn 17%
Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar bàn giải pháp ứng phó đại dịch, đảm bảo chuỗi cung ứng, đón sóng dịch chuyển đầu tư / Cần gần 229 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Cộng dồn 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại đạt 10,80 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2019 vẫn giảm 9,46%.
Hai thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và EU. Trong đó, Mỹ là thị trường hàng đầu, có xu hướng tăng mạnh trong tháng 7 vừa qua, nhưng tính chung 7 tháng vẫn sụt giảm so với năm trước.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang Mỹ trong tháng 7/2020 đạt trên 496,14 triệu USD, so với tháng 7/2019 tăng 13,41%. Cộng dồn 7 tháng đầu năm 2020 đạt trên đạt 3,43 tỷ USD, giảm 8,58% so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm tỷ trọng đến 36,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
EU là thị trường xuất khẩu giày dép các loại lớn thứ hai, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này trong tháng 7/2020 đạt 303,253 triệu USD. Cộng dồn 7 tháng đạt 2,213 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2019 giảm tới 32,54%.
Trong khi đó, thị trường lớn thứ 3 là Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại sang đây trong tháng 7/2020 đạt 198,91 triệu USD, so với tháng 7/2019 tăng 29,39%. Cộng dồn 7 tháng đạt 1,14 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 18,85%.
Trong 7 tháng đầu năm 2020, hầu hết kim ngạch xuất khẩu giày dép ra thị trường nước ngoài đều bị sụt giảm.
Trong khối EU có Bỉ và Đức là 2 thị trường có kim ngạch xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 500 triệu USD nhưng đều sụt giảm so với cùng kỳ. Cụ thể: Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Bỉ đạt 553,87 triệu USD, giảm 17,25%; Đức đạt 505,35 triệu USD giảm 10,36%. Đan Mạch là thị trường có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất 63,54% so với cùng kỳ đạt 6,24 triệu USD.
Song, trong khối EU vẫn có những thị trường tăng 2 con số như: Thổ Nhĩ Kỳ tăng 36,07%; Ba Lan tăng 61,51%. Ngoài ra có Thụy Điển tăng 9,09%; Na Uy tăng 0,77%; Thụy Sỹ tăng 2,35%; Slovakia tăng 1,02%.
Quốc gia nằm ngoài khối EU có kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại có giá trị lớn hơn 500 triệu USD là Nhật Bản. Cụ thể 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại vào Nhật Bản đạt 551,74 triệu USD nhưng giảm 2,05%.
Một số thị trường có kim ngạch tăng nhẹ như: Ukraine tăng 8,51%; Nga tăng 3,19%; Hàn Quốc tăng 0,21%...
Trong tháng 7/2020, xuất khẩu giày dép các loại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 988,21 triệu USD, so với tháng 7/2019 giảm 18,65%. Cộng dồn 7 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của doanh nghiệp FDI đạt 7,24 tỷ USD, chiếm gần 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, so với 7 tháng đầu năm 2029 giảm 8,45%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động
Xuất khẩu giày dép giảm hơn 17%.