Xuất khẩu kim loại và sản phẩm thu về trên 1,3 tỷ USD
7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu kim loại và sản phẩm đóng góp vào kim ngạch của cả nước trên 1,3 tỷ USD.
Vu lan báo hiếu: Kính bố mẹ cặp đào vàng mặt trời mọc giá tiền triệu / Tiết lộ mức lương gây "choáng" của các phi công
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu kim loại và sản phẩm của Việt Nam từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 thu về trên 1,3 tỷ USD, tăng 37,07% so với cùng kỳ năm 2017.
Nhóm hàng kim loại và sản phẩm được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á chiếm 71% tổng kim ngạch.
Ảnh minh họa.
Trong số những thị trường chủ lực thì Ấn Độ chiếm tỷ trọng lớn nhất 25,8% đạt 352,9 triệu USD, tăng 38,8% so với cùng kỳ 2017. Chiếm tỷ trọng lớn đứng thứ hai là thị trường Mỹ chiếm 14,9%, đạt 203,7 triệu USD, tăng 39,88%. Tiếp đến là các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc lần lượt chiếm 13,1%; 9,7% và 7,3% và đều có tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ, tăng tương ứng 19,21%; 15,85% và 3,41%.
Đối với thị trường Trung Quốc lục địa, tuy có vị trí địa lý thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, nhưng kim ngạcg chỉ đạt 79,2 triệu USD, tăng 42,89% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, xuất khẩu mặt hàng kim loại thường và sản phẩm trong 7 tháng đầu năm 2018, thay vì các thị trường truyền thống thì tăng mạnh xuất sang những thị trường mới nổi, tuy kim ngạch chỉ đạt ở mức thấp, như: Đài Loan (TQ) tăng đột biến gấp 2,81 lần (tức tăng 181,05%) đạt 61 triệu USD; Hà Lan tăng gấp 2,64 lần (164,03%) đạt 3,6 triệu USD; Philippinnes tăng gấp 2,47 lần (147,59%) đạt 33 triệu USD và Anggola gấp 2,03 lần (103,15%) đạt 64,5 nghìn USD.
Theo VOV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Cột tin quảng cáo