Ý kiến của Phó Thủ tướng về di dời Bến cảng xăng dầu B12
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Cá tra Việt bị 'bôi bẩn' ở châu Âu, lãi suất tiền gửi tăng trở lại / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Cư dân Carina Plaza cầu cứu Bí thư TP.HCM, đề xuất các phương án phân lại vùng kinh tế
Bến cảng xăng dầu B12 có vị trí quan trọng và đóng góp to lớn vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, kể cả trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, bảo vệ Tổ quốc và trong thời bình, phát triển kinh tế đất nước; đồng thời, góp phần đảm bảo việc cung ứng xăng, dầu cho phát triển sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Đây là một bến cảng hiện đại; hệ thống kết cấu hạ tầng của Bến cảng bao gồm cả các kho chứa, hệ thống bơm và đường ống dẫn xăng, dầu đến các khu vực tiêu thụ. Cầu cảng có thể tiếp nhận tàu biển có trọng tải đến 40.000 tấn vào, rời cảng làm hàng.
Bến cảng xăng dầu B12. (Ảnh: Báo Công thương) |
Trong những năm qua, với sự phối hợp, hỗ trợ của Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác vận hành Bến cảng đảm bảo an toàn, phòng, chống cháy, nổ và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Bến cảng nằm trong khu vực có tính nhạy cảm, nơi có Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới và Cảng tổng hợp Cái Lân; hoạt động của Bến cảng tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn chung của khu vực nếu không được kiểm soát chặt chẽ, chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có quy định về việc di dời Bến cảng này.
Tuy nhiên, việc thực hiện di dời Bến cảng của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là khá tốn kém và khó khăn do cảng được xây dựng, kết nối với hệ thống kho chứa và đường ống dẫn xăng, dầu. Trong quá trình điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, các cảng biển đã có sự điều chỉnh (Cảng Cái Lân được điều chỉnh từ cảng container thành cảng tổng hợp…) nhưng chưa có sự nghiên cứu tổng quan từ kinh nghiệm phát triển cảng biển của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt kinh nghiệm về phát triển cảng xăng, dầu đảm bảo an toàn kho chứa và bến cảng trong quá trình hoạt động.
Để đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế (mà Việt Nam là thành viên) về bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xăng, dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, góp phần vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức nghiên cứu, rà soát các vị trí được quy hoạch, bố trí là cảng xăng, dầu để lựa chọn vị trí phù hợp với các yêu cầu về hoạt động xăng, dầu; đảm bảo an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế; đáp ứng việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Trên cơ sở đó, trong tháng 10 năm 2018 báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định làm cơ sở để lập dự án đầu tư và thực hiện việc đầu tư xây dựng cảng theo quy định.
Đồng thời, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thực hiện quản lý hoạt động của Bến cảng xăng dầu B12 đảm bảo an toàn tuyệt đối; có các biện pháp phòng, chống cháy, nổ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và bảo đảm hiệu quả kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh