Thịt bò Kobe “giả” có xuất xứ từ đâu?
Theo một lãnh đạo Tổng cục Hải quan, có thể các nhà hàng đang bán bò New Zealand nhưng mạo danh là bò Kobe
Từ nhiều năm qua, thực khách tại nhiều nhà hàng ở Hà Nội, TPHCM đã bị “qua mặt” khi họ bỏ số tiền lớn để thưởng thức món ăn làm từ thịt bò Kobe. Thực chất đó là thịt bò nhập lậu, không được kiểm dịch và không phải là thịt bò Kobe chính hiệu.
Mạo danh “bộ trưởng thú y” (?!)
Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) Hoàng Văn Năm cho biết từ đầu năm 2011, Nhật Bản có dịch lở mồm long móng nên tạm dừng việc xuất khẩu thịt bò đi các nước. Mới đây, Cục Thú y bất ngờ nhận được thư của Cục Thú y Nhật Bản thông báo từ tháng 7/2011, họ cho xuất lại thịt bò sang Việt Nam sau khi đã hết dịch lở mồm long móng.
Điều lạ là trong quãng thời gian Nhật Bản tạm dừng xuất thịt bò sang Việt Nam, các nhà hàng ở TP.HCM, Hà Nội vẫn có thịt bò Kobe. Vậy thịt bò này từ đâu ra? Đó là chưa nói, từ nhiều năm qua, cơ quan thú y Nhật Bản xác nhận Việt Nam vẫn thường xuyên nhập thịt bò và là nước nhập khẩu thịt bò lớn thứ hai từ Nhật Bản.
Từ văn bản, thông tin do Cục Thú y Nhật Bản cung cấp, qua kiểm tra, đối chiếu, Cục Thú y Việt Nam mới vỡ lẽ đã bị một số công ty giả mạo chứng thư để được nhập khẩu thịt bò từ Nhật Bản. “Tôi ngã ngửa khi Cục Thú y Nhật Bản gửi cho một số chứng thư giả mạo chính tên tôi với chức danh bộ trưởng bộ thú y, một cơ quan không có trên đời” – ông Năm nói.
Ông Vũ Ngọc Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết trước đây, các công ty nhập khẩu không khai báo là nhập khẩu thịt bò Kobe mà chỉ là tạm nhập tái xuất thịt bò bình thường và “rút ruột” ra bán nên các nhà hàng - nơi cung cấp thịt bò giả Kobe cho khách hàng - đã lừa dối khách hàng. Ông Anh cho rằng có thể các nhà hàng đang bán thịt bò New Zealand nhưng mạo danh là bò thịt Kobe.
Có thể bị xử lý hình sự
Theo ông Vũ Ngọc Anh, các công ty tạm nhập tái xuất thịt bò từ Nhật Bản rồi tuồn ra thị trường bán được xem là hành vi gian lận thương mại, là buôn lậu. Tuy nhiên, ông Anh cho rằng các công ty nhập khẩu có đủ hồ sơ tạm nhập tái xuất và doanh nghiệp làm giả chứng thư để phía Nhật hoàn tất hồ sơ xuất khẩu nên hải quan không thể ngăn cản. “Từ vụ bò Kobe, chúng tôi yêu cầu hải quan các tỉnh làm chặt chẽ hơn” – ông Anh nói.
Ông Triệu Văn Thìn, Trưởng Phòng Tổng hợp liên ngành - Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), khẳng định: Mạo danh thịt bò Kobe là bán hàng giả, có đủ chế tài xử lý theo luật định. Ngoài ra, doanh nghiệp làm giả chứng thư để nhập khẩu thịt bò là hành vi làm giả tài liệu của cơ quan quản lý Nhà nước vì thế phải xử lý hình sự.
Đồng tình, ông Võ Văn Quyền, Cục phó Cục QLTT, nhấn mạnh: “Việc làm giả giấy tờ của cơ quan quản lý Nhà nước với giá trị từ 50 triệu đồng trở lên là đủ yếu tố xử lý hình sự”. Ông Hoàng Văn Năm cho biết: Cục Thú ý đã gửi toàn bộ giấy tờ giả mạo và thông báo tình hình vụ việc thịt bò Kobe nhập lậu đến Bộ Công an để cơ quan này điều tra, làm rõ.
Theo Người lao động
Mạo danh “bộ trưởng thú y” (?!)
Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) Hoàng Văn Năm cho biết từ đầu năm 2011, Nhật Bản có dịch lở mồm long móng nên tạm dừng việc xuất khẩu thịt bò đi các nước. Mới đây, Cục Thú y bất ngờ nhận được thư của Cục Thú y Nhật Bản thông báo từ tháng 7/2011, họ cho xuất lại thịt bò sang Việt Nam sau khi đã hết dịch lở mồm long móng.
Điều lạ là trong quãng thời gian Nhật Bản tạm dừng xuất thịt bò sang Việt Nam, các nhà hàng ở TP.HCM, Hà Nội vẫn có thịt bò Kobe. Vậy thịt bò này từ đâu ra? Đó là chưa nói, từ nhiều năm qua, cơ quan thú y Nhật Bản xác nhận Việt Nam vẫn thường xuyên nhập thịt bò và là nước nhập khẩu thịt bò lớn thứ hai từ Nhật Bản.
Qua kiểm tra, đối chiếu, Cục Thú y Việt Nam mới vỡ lẽ đã bị một số công ty giả mạo chứng thư để được nhập khẩu thịt bò từ Nhật Bản. Ảnh minh họa. |
Từ văn bản, thông tin do Cục Thú y Nhật Bản cung cấp, qua kiểm tra, đối chiếu, Cục Thú y Việt Nam mới vỡ lẽ đã bị một số công ty giả mạo chứng thư để được nhập khẩu thịt bò từ Nhật Bản. “Tôi ngã ngửa khi Cục Thú y Nhật Bản gửi cho một số chứng thư giả mạo chính tên tôi với chức danh bộ trưởng bộ thú y, một cơ quan không có trên đời” – ông Năm nói.
Ông Vũ Ngọc Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết trước đây, các công ty nhập khẩu không khai báo là nhập khẩu thịt bò Kobe mà chỉ là tạm nhập tái xuất thịt bò bình thường và “rút ruột” ra bán nên các nhà hàng - nơi cung cấp thịt bò giả Kobe cho khách hàng - đã lừa dối khách hàng. Ông Anh cho rằng có thể các nhà hàng đang bán thịt bò New Zealand nhưng mạo danh là bò thịt Kobe.
Có thể bị xử lý hình sự
Theo ông Vũ Ngọc Anh, các công ty tạm nhập tái xuất thịt bò từ Nhật Bản rồi tuồn ra thị trường bán được xem là hành vi gian lận thương mại, là buôn lậu. Tuy nhiên, ông Anh cho rằng các công ty nhập khẩu có đủ hồ sơ tạm nhập tái xuất và doanh nghiệp làm giả chứng thư để phía Nhật hoàn tất hồ sơ xuất khẩu nên hải quan không thể ngăn cản. “Từ vụ bò Kobe, chúng tôi yêu cầu hải quan các tỉnh làm chặt chẽ hơn” – ông Anh nói.
Ông Triệu Văn Thìn, Trưởng Phòng Tổng hợp liên ngành - Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), khẳng định: Mạo danh thịt bò Kobe là bán hàng giả, có đủ chế tài xử lý theo luật định. Ngoài ra, doanh nghiệp làm giả chứng thư để nhập khẩu thịt bò là hành vi làm giả tài liệu của cơ quan quản lý Nhà nước vì thế phải xử lý hình sự.
Đồng tình, ông Võ Văn Quyền, Cục phó Cục QLTT, nhấn mạnh: “Việc làm giả giấy tờ của cơ quan quản lý Nhà nước với giá trị từ 50 triệu đồng trở lên là đủ yếu tố xử lý hình sự”. Ông Hoàng Văn Năm cho biết: Cục Thú ý đã gửi toàn bộ giấy tờ giả mạo và thông báo tình hình vụ việc thịt bò Kobe nhập lậu đến Bộ Công an để cơ quan này điều tra, làm rõ.
Theo Người lao động
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bãi bỏ hàng loạt thông tư về cấp sổ đỏ và quản lý đất đai
Quyết liệt chống hàng giả trên thương mại điện tử
'Điểm danh' những doanh nghiệp đầu ngành có triển vọng tăng trưởng tích cực
Áp lực tài chính đè nặng người tiêu dùng dịp Tết
Đà Nẵng xây dựng kế hoạch bình ổn thị trường Tết Ất Tỵ 2025
Giá vàng thế giới ngày 18/12: Đồng USD tăng giá tạo áp lực lớn lên thị trường vàng
Cột tin quảng cáo