Quốc tế

Thổ Nhĩ Kỳ không nên can thiệp vào cuộc xung đột Qatar

Theo đánh giá chuyên gia quân sự, sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc xung đột ở Qatar có thể trì hoãn quá trình tháo gỡ khắc phục vấn đề...

Ngoại trưởng Bahrain, Khalid bin Ahmed Al Khalifa ngày 27/6 cho biết, việc chính quyền Qatar quyết định gia tăng hiện diện của binh lính Thổ Nhĩ Kỳ trên địa bàn nước mình, bằng cách đó thu hút quân đội nước ngoài và làm cho cuộc khủng hoảng leo thang quân sự.

Bình luận về vấn đề này, chuyên gia Bahrain về Vịnh Ba Tư Nuh Ahmed Nuh Muhammadi nói với đại diện Sputnik rằng, Qatar đã khôn khéo sử dụng xung đột với các nước vùng Vịnh khi tăng hiện diện quân sự nước ngoài trên lãnh thổ nước mình.

"Họ mua sắm vũ khí và đưa các phương tiện bọc thép vào tư thế sẵn sàng chiến đấu, tạo ấn tượng  chuẩn bị tiến tới xung đột quân sự. Tuy nhiên thực tế không phải là như vậy", vị này nhận định.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tiếp tục ủng hộ Qatar và gần đây đã triển khai thêm lực lượng quân sự tới nước này. (Nguồn: Reuters).

Vị chuyên gia cho rằng, để hiểu các quá trình này cần phải biết đặc thù quan hệ giữa các quốc gia vùng Vịnh. Xung đột giữa họ thường bùng phát nhanh chóng và mọi người cầm vũ khí ngay tức khắc, thế nhưng tất cả đều hiểu rõ về những hậu quả tiềm ẩn.

Trong tương quan này ông chỉ trích lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ. "Ankara nhanh chóng giữ lập trường chống lại Saudi Arabia và các đồng minh, bắt đầu tung ra những cáo buộc và chỉ trích. Tuy nhiên, Qatar là một bộ phận của khu vực này và sớm hay muộn Qatar cũng sẽ giảng hòa với các láng giềng. Còn sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc xung đột này có thể trì hoãn quá trình tháo gỡ khắc phục vấn đề", ông này nói.

Theo quan điểm của chuyên gia Al-Muhammadi, Qatar cần đi tới xích gần các nước vùng Vịnh và thực hiện những điều kiện đã nêu để vượt qua xung đột.

Trước đó, ngày 22/6,quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã triển khai 23 binh lính và 5 xe bọc thép tới thủ đô Doha của Qatar, theo tin tức trên báo Tổ Quốc.

Tuần trước, Saudi Arabia, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Ai Cập đã đưa ra một bản yêu cầu 13 điểm cho Qatar, bao gồm việc hạ mức quan hệ với Iran và đóng cửa căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tại nước này, nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện tại.

 

Vào ngày 5/ 6, một số quốc gia, bao gồm Saudi Arabia, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar và cấm vận đường hàng không, đường bộ và đường biển với Qatar, cáo buộc Doha hỗ trợ các nhóm khủng bố cũng như can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các nước khác.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Qatar bác bỏ những cáo buộc trên và bày tỏ sự hối tiếc về quyết định của các quốc gia vùng Vịnh. Nước này cũng cho biết danh sách yêu cầu 13 điểm là "không thực tế" và "bất hợp pháp".

Nên đọc
Công Danh (tổng hợp theo Sputnik, Tổ Quốc)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo